Thế giới Thế giới
Pháp, Đức kêu gọi ổn định ngân sách nông nghiệp EU sau Brexit
TTH.VN - Ngoài yêu cầu duy trì ngân sách của CAP, bộ trưởng hai nước Đức và Pháp cũng kêu gọi các chính sách thân thiện với môi trường nhằm tăng cường công cụ quản lý rủi ro và khủng hoảng.
- » EU triệu tập Pháp, Đức, Anh đàm phán về ô nhiễm
- » FBI đóng cửa trang quảng cáo tình dục Backpage
- » Châu Âu có bước tiến trong việc “sửa chữa” Thỏa thuận hạt nhân Iran
- » Ngoại trưởng Đức kêu gọi Nga hợp tác giải quyết khủng hoảng Syria
- » Đức-Pháp thống nhất một loạt cải tổ quan trọng cho EU
- » Thủ tướng Anh nỗ lực phá thế bế tắc của Brexit
- » EU, Nga, Trung Quốc và Iran đồng ý duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015
Pháp, Đức kêu gọi ổn định ngân sách nông nghiệp EU sau Brexit. Ảnh: Investing
Hãng tin Reuters ngày 16/7 dẫn lời phát biểu của các bộ trưởng nông nghiệp Đức, Pháp cho biết hai quốc gia này mong muốn ngân sách nông nghiệp của Liên minh châu Âu sẽ được duy trì ở mức hiện tại sau khi Anh chính thức rời khỏi khối.
Từ chối đề xuất của Ủy ban châu Âu về việc giảm ngân sách của Chính sách nông nghiệp chung (CAP), bộ trưởng hai nước khẳng định trong một tuyên bố chung rằng Pháp và Đức sẽ tìm kiếm “một ngân sách phân bổ mới để CAP có thể duy trì với sự đóng góp của 27 quốc gia còn lại”.
Được biết, việc Anh rút khỏi khối vào năm 2019 sẽ khiến Liên minh châu Âu (EU) bị thất thoát một khoản đóng góp rất lớn, từ đó gây ra áp lực khiến khối phải giảm chi tiêu cho một số lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp.
Một trong số những nỗ lực cắt giảm chi phí và thúc đẩy triển khai các chính sách khác có thể kể đến như: Ủy ban châu Âu trong tháng 5/2018 đã đề xuất cắt giảm viện trợ nông nghiệp trong giai đoạn 2021-2027 xuống còn 365 tỷ Euro (438 tỷ USD), giảm 5% so với giá trị hiện tại của CAP.
Đến nay, Pháp là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ CAP. Do đó, rất dễ hiểu khi quốc gia này cho rằng động thái cắt giảm ngân sách của CAP là “điều không thể chấp nhận”. Cùng với những ý phản đối quyết liệt, chính phủ Pháp đã và đang tìm cách thu nhận thêm các thành viên mới cho EU để đảm bảo mức ngân sách luôn trong trạng thái ổn định.
Ngoài yêu cầu duy trì ngân sách của CAP, bộ trưởng hai nước Đức và Pháp cũng kêu gọi các chính sách thân thiện với môi trường nhằm tăng cường công cụ quản lý rủi ro và khủng hoảng.
Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN