Pháp, Đức và Ukraine hội đàm về cuộc khủng hoảng Ukraine
TTH.VN - Theo tin từ hãng thông tấn Sputnik, các nhà lãnh đạo của 3 nước Pháp, Đức và Ukraine ngày hôm nay (24/8) sẽ gặp nhau tại Berlin để thảo luận về một số vấn đề trong cuộc xung đột quân sự ở khu vực Donbass.
Các nhà lãnh đạo 3 nước Pháp, Đức và Ukraine gặp nhau ở Berlin bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine ngày 24/8/2015 - Ảnh: Telegraph
Mặc dù đã có nhiều vòng đàm phán hòa bình và một thỏa thuận ngừng bắn giữa lực lượng Kiev và dân quân tự vệ miền đông Ukraine đạt được ở Minsk hồi tháng 2/2015 vừa qua, nhưng thực tế cho thấy, cuộc chiến đấu ở miền đông Ukraine hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande có thể sẽ gây áp lực yêu cầu Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với thoả thuận Minsk trong các cuộc đàm phán diễn ra hôm nay.
"Trước hết, các hoạt động quân sự cần phải chấm dứt và vũ khí phải được thu hồi... Thứ hai, chúng ta cần những điều kiện thích hợp cho các cuộc bầu cử ở Donbass", hãng thông tấn Spunik dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết. "Tôi hy vọng cuộc họp hôm thứ Hai sẽ cho phép chúng ta đạt được những bước tiến trên cả 2 vấn đề nêu trên. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có được một giải pháp cuối cùng, chậm nhất vào tháng 12 tới."
Trong khi đó, Kiev nói rằng cuộc họp được triệu tập theo sáng kiến riêng của mình và các vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ là việc điều phối các nỗ lực nhằm chống lại các hoạt động của Nga ở miền đông Ukraine, trong đó có việc thu hồi vũ khí hạng nặng và các thiết bị quân sự.
Vấn đề an ninh cho nhiệm vụ giám sát của tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại Donbass, cũng như việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho khu vực này cũng dự kiến sẽ được thảo luận trong các cuộc đàm phán hôm nay.
Cuộc họp 3 bên của các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ukraine có thể sẽ kéo theo một hội nghị thượng đỉnh của “Bộ tứ Normandy”, phát ngôn viên của Chính phủ Đức Christiane Wirtz nhận định.
Bộ Tứ Normandy – bao gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine - đã thực hiện rất nhiều nỗ lực để đảm bảo một giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, ngay từ khi cuộc chiến này bắt đầu vào tháng 4 năm ngoái.
Theo các số liệu ước tính của Liên Hợp Quốc, các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đã khiến gần 6.800 người thiệt mạng kể từ khi bắt đầu.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn