ClockChủ Nhật, 13/03/2016 07:29

Pháp không nhượng bộ Thổ Nhĩ Kì để giải quyết vấn đề di cư

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Hollande đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kì và Liên minh châu Âu vào tuần tới.

Hội nghị thượng đỉnh EU-Thổ Nhĩ Kỳ khởi động tại BrusselsEU-Thổ Nhĩ Kỳ đạt thỏa thuận về người di cư

Một thành viên của đội bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ mang một em bé của một người nhập cư Syria trên bờ ở Cesme, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 12/3  tuyên bố, ông không có ý định đưa ra những nhượng bộ đối với Thổ Nhĩ Kì về vấn đề nhân quyền hay thị thực, để đổi lại những cam kết ngăn chặn dòng người di cư  tới châu Âu.

Tuyên bố của ông Hollande đưa ra trước thềm các cuộc đàm phán khó khăn giữa Thổ Nhĩ Kì và Liên minh châu Âu vào tuần tới.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kì đưa ra những đề xuất với EU để đổi lại việc nước này có biện pháp kiềm chế làn sóng di cư vào châu Âu. Đáng chú ý trong đề xuất mới, Thổ Nhĩ Kì yêu cầu EU tăng gấp đôi khoản hỗ trợ tài chính lên 6 tỷ ơ-rô đến năm 2018 để tiếp nhận người tị nạn, đẩy nhanh việc miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kì và tiến trình đàm phán gia nhập EU của nước này. Tuy nhiên, ông Hollande khẳng định sẽ không có bất cứ nhượng bộ nào về vấn đề nhân quyền cũng như các tiêu chí đối với  tự do hóa thị thực.

Tổng thống Pháp cũng kêu gọi châu Âu cần phải tăng cường bảo vệ biên giới bên ngoài khối, để tránh việc các nước phải đưa ra những biện pháp đơn phương: "Nếu có sự bảo vệ đường biên giới bên ngoài khối hiệu quả hơn, chúng ta sẽ tránh được việc tái thiết lập biên giới trong nội bộ các nước thành viên mà thực tế đã được áp dụng bởi một số quốc gia đơn phương. Chúng ta cũng sẽ tránh cho Hy Lạp phải đối mặt với tình hình khó khăn hiện nay với hàng nghìn người bị mắc kẹt. Chúng ta cũng sẽ tránh được những nguy hiểm đối với mạng sống của những người di cư khi tìm cách vượt biển từ Thổ Nhĩ Kì đến Hy Lạp”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kì Mevlut Cavusoglu trong tuần này cũng cho biết, đề xuất của Thổ Nhĩ Kì cần phải nhận được sự chấp nhận của cả hai bên và Liên minh châu Âu dường như đã nhất trí với rất nhiều yếu tố trong đề xuất của Thổ Nhĩ Kì./.

Theo Phạm Hà/VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương

Hãng tin Yonhap News Agency dẫn thông tin từ Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc và Chile sẽ khởi động một vòng đàm phán mới về nâng cấp hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) nhằm ứng phó với những thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc, Chile đàm phán nâng cấp FTA song phương
Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác

Các quan chức nội các hàng đầu của Ấn Độ và Mỹ vừa có cuộc hội đàm vào ngày 10/11, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa tình hữu nghị giữa hai quốc gia để có thể đối phó với những thách thức địa chính trị, cũng như thách thức toàn cầu cấp bách.

Ấn Độ, Mỹ đàm phán tăng cường quan hệ đối tác
Return to top