Pháp sẽ nhanh chóng rút quân khỏi Trung Phi
TTH.VN - Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua (14/1) tuyên bố, Quân đội Pháp sẽ nhanh chóng rút quân khỏi Cộng hòa Trung Phi một khi nước này có Tổng thống mới.
![]() |
Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: AFP |
“Các binh sĩ Pháp đã góp phần mang lại sự ổn định và ngăn ngừa các cuộc thảm sát tại Trung Phi. Cuộc bầu cử Tổng thống ở Trung Phi đang diễn ra và do đó chúng ta sẽ có thể rút lui một cách nhanh chóng”, ông Hollande nói trong bài phát biểu năm mới trước các lực lượng vũ trang Pháp.
Hiện nước này có khoảng 900 binh sĩ đang được triển khai tại Trung Phi. Một số binh sĩ đã được rút lui, số còn lại sẽ hỗ trợ lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong khi người dân Trung Phi đi bỏ phiếu.
Cuộc bầu cử Tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi sẽ bước sang vòng thứ hai vào cuối tháng này, sau khi kết thúc vòng đầu tiên vào ngày 30/12 vừa qua. Kết quả tạm thời cho thấy, hai cựu Thủ tướng là ông Anicet Georges Dologuele và ông Faustin Archange Touadera đang dẫn đầu cuộc bầu cử.
Cộng hòa Trung Phi rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ đầu năm 2013 khi lực lượng Seleka chủ yếu là người Hồi giáo nắm quyền lực tại quốc gia đa số là người Thiên Chúa giáo này. Những luật lệ của Seleka gây ra hàng loạt phản ứng dữ dội từ phía các dân quân Thiên Chúa giáo. Hai bên liên tục có những hành động đáp trả bất chấp lãnh đạo của Seleka Michel Djotodia đã từ chức Tổng thống hồi tháng 1/2014.
Khoảng 1/5 người dân Trung Phi di dời sang các nước láng giềng do bạo lực liên tục tiếp diễn. Pháp đã gửi khoảng 2.000 quân để khôi phục sự ổn định trong nước và đang thực hiện kế hoạch cắt giảm số lượng này, chỉ để lại một lực lượng nhỏ có khả năng can thiệp nhanh chóng nếu cần thiết.
- ĐH Venezuela lập khoa “Đất nước-Văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh" (20/05)
- Thượng Hải ghi nhận ca nhiễm COVID-19 mới sau 5 ngày bình yên (20/05)
- Ủng hộ “kỷ nguyên mới” trong quan hệ ASEAN – Mỹ (20/05)
- APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vững (20/05)
- Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu (20/05)
- Tiếp tục vun đắp, phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (20/05)
- Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần (20/05)
- Triều Tiên tăng cường sản xuất thuốc, vật tư y tế chống sốt trên diện rộng (19/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao
- Chuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước
- Giá phân bón thế giới dự kiến sẽ còn tăng cao trong thời gian dài
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc