ClockThứ Tư, 28/03/2018 11:35

Phát hiện 5 chủ đò khai thác cát trái phép trên Sông Hương

TTH.VN - Sáng 28/3, Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP. Huế cho biết, qua theo dõi, đơn vị đã kịp thời phát hiện, xử lý 5 chủ đò đang khai thác cát trái phép trên Sông Hương.

Khai thác cát sỏi dọc suối La Ngà: Thôn “bảo kê”, xã không hayKhai thác cát ở bãi bồi Lương Quán: Chưa tuân thủ về chiều sâu, phạm vi mỏBắt quả tang 4 thuyền khai thác cát, sỏi trái phépKhai thác cát sỏi trái phép ở hạ nguồn suối VoiXử phạt 15 trường hợp khai thác cát, sạn trái phépLực lượng “phản ứng nhanh” ứng phó nạn khai thác cát sỏi bừa bãi

Theo đó, khoảng 4 giờ sáng 27/3, tại khu vực bãi bồi Lương Quán, phường Thủy Biều (TP. Huế), Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện 5 chủ đò đang khai thác cát trái phép trên sông Hương gồm: Phạm Văn La (SN 1982); Phạm Văn Lanh (SN 1998); Dương Thị Diệu (SN 1989) – cả 3 cùng trú tại huyện Phú Vang; Võ Văn Dực (SN 1998) trú tại Thủy Biều (TP. Huế); Nguyễn Văn Chỉnh (SN 1976) trú tại thị xã Hương Trà.

Lực lượng Công an TP. Huế làm việc với các chủ đò 

Tại thời điểm kiểm tra, các chủ đò đã khai thác trái phép khoảng 15m3 cát. Theo người dân ở gần khu vực gần bãi bồi Lương Quán cho biết, các chủ đò thường hoạt động khai thác cát sỏi trên Sông Hương bắt đầu từ 2 đến 3 giờ sáng, nhằm tránh sự kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Một trong những máy hút cát trái phép bị lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế thu giữ 

Thời gian tới, Công an TP. Huế tiếp tục chỉ đạo các đội nghiệp vụ đẩy mạnh ra quân kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác cát trái phép trên Sông Hương nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường và mỹ quan của dòng sông.

Trước đó, Báo Thừa Thiên Huế cũng đã liên tiếp có nhiều bài viết phản ánh về tình trạng này trên sông Hương...

 Tin, ảnh: Anh Phong

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đến hẹn lại... đua

Đã thành thông lệ, đúng vào dịp kỷ niệm giải phóng 26/3, sông Hương lại dậy sóng với lễ hội đua ghe truyền thống thành phố Huế. Người Huế gọi dịp này là đua ghe 26/3 để phân biệt với lễ hội đua ghe truyền thống tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9, có quy mô toàn tỉnh.

Đến hẹn lại  đua
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Cầu... nối lòng dân

Chuyện thật đáng mừng cho đất nước ta là có hàng trăm cây cầu được xây mới trong những năm vừa qua đến từ sự đóng góp của cá nhân người dân, nhóm thiện nguyện, doanh nghiệp. Điều đó cho thấy lời kêu gọi Nhà nước và Nhân dân cùng làm là giải pháp hiệu quả cho những thách thức lớn về phát triển cơ sở hạ tầng trong mọi thời kỳ.

Cầu  nối lòng dân
Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Return to top