Thế giới Thế giới
Phát hiện hang động sâu nhất thế giới, chưa dò thấy đáy
Một nhóm thám hiểm đã phát hiện hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở miền đông Cộng hòa Czech.
Nhà thám hiểm Starnawski và nhóm đồng hành đã phát hiện hang động dưới nước sâu nhất thế giới ở gần thị trấn Hranice, miền nam CH Czech.
Với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp, nhà thám hiểm người Ba Lan Krzysztof Starnawski ngày 27.9 đã lặn xuống độ sâu 200m trong hang động Hranice Abyss gần thị trấn Hranice, miền nam CH Czech. Từ độ sâu này, ông để robot điều khiển từ xa tiếp tục lặn xuống độ sâu 404 m, nhưng vẫn chưa chạm tới đáy của hang động.
Nhóm thám hiểm sau đó đã xác định hang động Hranice Abyss có độ sâu ít nhất 404m và trở thành hang động dưới nước sâu nhất thế giới hiện nay.
Robot được sử dụng để xác định độ sâu của hang động Hranice Abyss.
Trả lời qua điện thoại từ nhà của mình tại thành phố Krakow ở Ba Lan, nhà thám hiểm Starnawski cho biết Hranice Abyss là hang động dưới nước sâu nhất thế giới hiện nay, sâu hơn 12m so với hố ngập nước Pozzo del Merro ở Italia.
Hiệp hội hang động CH Czech nghĩ rằng hang động Hranice Abyss thậm chí còn sâu hơn và sẽ lập thêm những kỷ lục. Bởi vì trong cuộc khám phá ngày 27.9, robot lặn sâu cách bề mặt 404m nhưng vẫn chưa tới đáy.
Nhóm thám hiểm đã xác định hang động Hranice Abyss có độ sâu ít nhất 404m.
Lặn trong hang động là một thách thức khó khăn vì nước đục và nhiệt độ xuống dưới 15 độ C. Hỗn hợp khoáng chất trong nước cũng làm hư hại thiết bị và ăn da của các nhà thám hiểm. Nhưng ông Starnawski nói: “Đây là cái giá duy nhất để có được khám phá này và nó hoàn toàn xứng đáng”.
Ngày 1.10, nhà thám hiểm Starnawski dự định sẽ lặn xuống độ sâu 200 m trong hang động Hranice Abyss để đưa robot lên bề mặt. Ông cho biết một phần chi phí của cuộc khám phá do tạp chí National Geographic tài trợ.
Ông Starnawski cho biết lặn trong hang động Hranice Abyss là thách thức khó khăn.
Năm 2015, ông Starnawski cũng đã lặn xuống tới độ sâu 265m trong hang động Hranice Abyss, nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì không chịu nổi sức ép của nước. Ông xác định cần một robot để khám phá sâu hơn nữa.
- Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6 (03/03)
- Giá dầu tăng khiến căng thẳng cũ của OPEC tái bùng phát (03/03)
- Mỹ sẽ có đủ vaccine cho người dân vào cuối tháng 5/2021 (03/03)
- Nhật Bản: Công ty bảo quản đông lạnh mở điều tra vụ vaccine bị hỏng (02/03)
- Cơ chế COVAX: “Chúng ta hãy cùng bơi hoặc cùng chìm với nhau” (02/03)
- Hàn Quốc tiếp tục đề xuất ngân sách bổ sung hơn 13 tỷ USD hỗ trợ tác động do COVID-19 (02/03)
- Nga coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (02/03)
- 60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe Biden (02/03)
-
Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME
- Lãnh đạo EU cam kết hợp tác quốc phòng nhiều hơn
- Tổng Thư ký ASEAN đánh giá cao thành công Năm Chủ tịch của Việt Nam
- Anh sơ tán khẩn cấp 2.600 hộ dân do phát hiện bom
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết thúc giục quyền tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19
- Hãng Pfizer nghiên cứu đề xuất tiêm nhắc mũi vắc-xin Covid-19 thứ 3
- Quan ngại về khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria
- Ấn Độ công bố quy định về siết chặt kiểm soát mạng xã hội
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
-
Châu Á: Các nhà sản xuất nhựa đối mặt với giá nguyên liệu tăng vọt
- Mỹ muốn đóng vai trò tích cực trong phát triển Đông Nam Á
- G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo
- Vaccine Covid-19 của Pfizer được phép bảo quản ở nhiệt độ tủ đông bình thường
- Đại hội đồng Liên hợp quốc thảo luận về tình hình ở Myanmar
- Quan ngại về khoảng cách giàu - nghèo gia tăng
- Nhu cầu công nghệ thúc đẩy sự phục hồi của các nhà máy châu Á
- Vắc-xin của Pfizer hoạt động tốt trong lần “kiểm nghiệm thực tế” quy mô lớn
- Việt Nam-Thái Lan thúc đẩy hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược
- Mỹ sẽ phân phát miễn phí 25 triệu khẩu trang cho người dân