ClockThứ Tư, 17/07/2019 14:25

Phát hiện thành phố 9.000 năm tuổi gần thủ đô Jerusalem

TTH.VN - Các nhà khảo cổ cho biết họ vừa phát hiện ra một thành phố 9.000 năm tuổi gần thủ đô Jerusalem (Israel), có niên đại trước cả bãi đá cổ Stonehenge ở Anh và kim tự tháp Ai Cập cổ đại.

Siem Reap là điểm đến du lịch hàng đầu ở Đông Nam ÁĐông Nam Á là điểm đến đầu tư tốt nhất năm nayHàng ngàn di tích cổ xưa trên đỉnh núi băng cao nhất Na UyAi Cập chật vật bảo tồn di sảnThành phố 7.000 năm sẽ vực dậy du lịch Ai Cập?Phát hiện thành phố Hy Lạp cổ đại bí ẩn 2.500 tuổi

Công tác khảo cổ đã phát lộ nhiều tòa nhà, các con hẻm và khu nghĩa trang của thành phố. Nguồn: ABC News

Thành phố này vừa được phát hiện trong một cuộc khảo sát trước khi chính quyền địa phương tiến hành xây dựng một con đường cao tốc mới và là một trong những công trình lớn nhất từng được tìm thấy.

Nhóm nghiên cứu ước tính dân số khu dân cư này từ 2.000 đến 3.000 người, hình thành nên một thành phố lớn vào thời điểm đó. Thành phố này bao phủ hàng chục hecta gần thị trấn Motza ngày nay, cách Jerusalem khoảng 5 km về phía tây.

Cuộc khai quật đã phát lộ các tòa nhà lớn, những con hẻm và các khu chôn cất - bằng chứng về một trình độ quy hoạch tương đối tiên tiến vào thời điểm đó.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy các kho lưu trữ có chứa một lượng lớn các loại cây họ đậu, đặc biệt là đậu lăng, với những hạt giống được gìn giữ đáng kinh ngạc trong suốt hàng thiên niên kỷ. Các công cụ bằng đá, bao gồm hàng ngàn đầu mũi tên, rìu chặt cây, lưỡi liềm và dao cũng được tìm thấy trong công trình này.

Jacob Vardi, đồng giám đốc của chương trình khai quật tại Motza cho biết rằng phát hiện này mang lại cho các nhà khảo cổ học khoảnh khắc “big bang” (vụ nổ lớn hình thành vũ trụ) của họ.

Ông giải thích rằng thời kỳ đồ đá mới là thời kỳ xuất hiện hiện tượng “ngày càng nhiều” cư dân loài người hạn chế di cư và chuyển sang thói quen định cư lâu dài.

“Phát hiện này là bằng chứng của một hoạt động nông nghiệp chuyên sâu”, theo một tuyên bố của Cơ quan cổ vật Israel.

Trước phát hiện này, người ta tin rằng toàn bộ khu vực này không có người ở trong thời kỳ đó - lúc con người đang chuyển dần từ săn bắn để sinh tồn sang một lối sống ít vận động hơn, có cả các hoạt động trồng trọt.

“Đây có lẽ là cuộc khai quật lớn nhất về thời kỳ này ở Trung Đông và tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong hoạt động nghiên cứu khảo cổ”, Lauren Davis, một nhà khảo cổ học của Cơ quan cổ vật Israel cho biết.

Anh Tuấn (Lược dịch từ ABC News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh

Chiều 12/1, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế tổ chức Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Cần Chánh. Tham dự, có các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hoá - lịch sử cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Báo cáo nghiên cứu đầu tư dự án phục hồi di tích điện Cần Chánh
Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt

Di tích núi Bân – được xem là đàn Nam Giao của vương triều Tây Sơn, nơi Nguyễn Huệ làm lễ cáo trời đất, chính danh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Quang Trung vào năm 1788 xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt.

Di tích núi Bân xứng đáng là Di tích quốc gia đặc biệt
Return to top