ClockThứ Tư, 27/12/2017 14:49

Phát minh ra kính tự phục hồi khi nén lại

TTH.VN - Có lẽ một số các bạn đang đọc tin báo này trên một chiếc điện thoại di động với màn hình bị nứt, rạn hoặc vỡ.

Mỹ phát hành bản hướng dẫn giảm phơi nhiễm với tần số vô tuyến điện thoạiAnh cảnh báo điện thoại siêu tí honThổi sức sống mới vào những chiếc bốt điện thoại đỏỐp điện thoại thông minh đo đường huyết khi di chuyểnLG tung ra dòng điện thoại tích hợp công nghệ chống muỗi

May mắn thay, những ngày mà bạn phải nheo mắt khó chịu khi đọc thông tin trên những màn hình điện thoại như vậy có thể sẽ kết thúc, nhờ nỗ lực của một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản trong việc phát triển một loại kính tự phục hồi mới chỉ đơn giản bằng việc bóp hoặc nén nó lại.

Đây có thể là lần cuối cùng điện thoại của bạn trông như thế này. Ảnh: Shutterstock

Loại polyme (chất dẻo) tự phục hồi này được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo, qua một sự tình cờ khi họ đang nghiên cứu các chất kết dính mới.

Trong quá trình nghiên cứu, một trong các thàh viên của nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng loại polyme mà ông đang kiểm tra để sử dụng làm chất keo có khả năng tự kết dính khi bị cắt, nén và giữ trong 30 giây ở nhiệt độ phòng (21 độ C, hoặc 70 độ Fahrenheit).

Loại kính tự phục hồi mới được tạo ra từ một loại chất dẻo đặc biệt. Ảnh: Peter Dockrill/Youtube

Không tin vào kết quả tình cờ này, Yu Yanagisawa, một sinh viên cao học thuộc khoa hóa học và công nghệ sinh học của trường, đã tiến hành một loạt thí nghiệm tiếp theo đó để khẳng định rằng loại kính này thực sự có khả năng tự phục hồi.

Theo nhóm nghiên cứu, thủy tinh được tạo ra nhờ một chất polyme nhẹ gọi là 'polyether-thiourea', sử dụng hợp chất thiourea để tăng khả năng liên kết hydro của vật liệu khi nó bị cắt hoặc vỡ.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát minh ra các vật liệu tự phục hồi như thế này, nhưng những gì tạo nên sự khác biệt của loại polyme mới này là vừa có cấu trúc vững chắc, như thủy tinh, vừa có khả năng tự phục hồi - những đặc tính thường không có trong các hợp chất kỹ thuật.

Một điều cũng làm nên sự độc đáo cho loại thủy tinh này là nó có khả năng tự gắn dính và phục hồi ở nhiệt độ phòng, trong khi các vật liệu tự phục hồi khác thường đòi hỏi nhiệt độ cao hơn để kích hoạt khả năng liên kết của chúng.

Thêm vào đó, thời gian tự phục hồi của vật liệu này cũng nhanh hơn so với những vật liệu được phát triển trước đây.

Một trong số đó là loại vật liệu, được công bố bởi các nhà nghiên cứu California hồi đầu năm, được giới thiệu như là một sự thay thế cho màn hình di động mỏng manh dễ vỡ, nhưng nó phải mất gần một ngày để có thể trở về nguyên trạng.

Ngoài màn hình điện thoại, một lĩnh vực tiềm năng khác có thể ứng dụng vật liệu tự phục hồi là y học, nơi các chất mềm, thích nghi cao có thể một ngày nào đó được sử dụng bên trong cơ thể con người cho những mục đích như củng cố xương và điều chỉnh mô.

Tuy nhiên, giờ đây thì chúng ta đã có thể nghĩ về việc tiết kiệm kha khá ngân sách để mua mới hay sửa chữa màn hình điện thoại hay giảm bớt rác thải điện tử nhờ phát minh này của các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Science Alert)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con người

Công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của số hóa, hứa hẹn sẽ làm thay đổi cuộc sống rất nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng khiến con người sống trong một thế giới ảo, nơi mọi người thích giao tiếp trên các phương tiện điện tử hơn là những tương tác vật lý.

Thời đại kỹ thuật số Điện thoại di động nhiều hơn con người
Return to top