ClockThứ Năm, 26/03/2020 08:38

Phạt nặng hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức.

Thêm điều kiện để vận chuyển, thu gom rácCứu lấy các dòng sông

Nghị định quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Theo đó, phạt tiền từ 220-250 triệu đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

Đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hoá chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.

Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

- Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thuỷ, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

- Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.

Phạt tiền từ 50-70 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hoá chất độc hại; không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.

Phạt tiền từ 200-220 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

- Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.

Nghị định nêu rõ, các mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Mừng và lo!

Nhiều năm qua, ô nhiễm nguồn nước trên một số nhánh sông, khe, hói, kênh mương ở TX. Hương Thủy, Phú Lộc, Phú Vang… đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân trong vùng. Hệ thống nước mặt tự nhiên ở những khu vực có các nhà máy, các khu, cụm công nghiệp hoạt động thỉnh thoảng xuất hiện màu nước đen, nổi váng, bốc mùi hôi.

Mừng và lo
“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không?

Trong pin có các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (hg), kẽm (Zn), cadmium (Cd) và Asen (As) hay còn gọi là thạch tín…. Khi pin đã qua sử dụng nếu không được thu gom, xử lý đúng cách mà thải lung tung vào môi trường, trải qua quá trình ăn mòn, các kim loại nặng sẽ ngấm vào đất, gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt và hệ sinh thái thực vật - động vật. Con người sinh sống, tiêu thụ đồ ăn, thức uống bị nhiễm thì cơ thể cũng dần dà bị tích lũy kim loại nặng, rất nguy hại cho sức khỏe.

“Ngôi nhà” cho pin, mảnh vỡ thủy tinh- Tại sao không

TIN MỚI

Return to top