ClockThứ Tư, 05/09/2018 14:40

Phát triển 6.411 km đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2030

Mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km.

Làm xong hệ thống đường sắt cao tốc quốc gia nhanh nhất cũng mất 20 năm?Lào, Việt Nam xây dựng đường cao tốc Hà Nội-Vientiane

Thông tin từ Bộ GTVT cho biết, theo nội dung điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, mạng đường bộ cao tốc quốc gia sẽ bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao.

Trong đó, quy hoạch tập trung xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn; tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.

Mạng đường bộ cao tốc quốc gia bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm

Quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km, gồm 2 tuyến Bắc - Nam dài 3.083km; khu vực phía Bắc (14 tuyến dài 1.368 km); khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến dài 264km; khu vực phía Nam gồm 7 tuyến dài 983km; 5 tuyến đường vành đai cao tốc tại Hà Nội và TP HCM dài 713km.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu, Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải có dự báo lưu lượng phương tiện khi nước ta trở thành nước phát triển. Trong đó, đặc biệt chú ý đến hệ thống khu đô thị, khu kinh tế, cảng biển, sân bay, đặc thù một số thành phố lớn để đầu tư xây dựng đường cao tốc cho phù hợp.

Bộ trưởng yêu cầu phải rà soát lại quy mô đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc hiện nay, tuyến kết nối mới, khu đô thị lớn (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…); các cảng lớn, chuyên dụng (cảng Cát Lái, cảng Lạch Huyện, khu vực Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định…); đường kết nối trục dọc (khu vực miền Trung); kết nối các sân bay quốc lớn (Sân bay quốc tế Long Thành, Sân bay quốc tế Nội Bài, ); các bến xe…

Theo Bộ trưởng, tất cả các đường cao tốc, đường vành đai mang tính chất đường cao tốc của các đô thị lớn do Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu và ưu tiên đầu tư các đô thị lớn, trung tâm kinh tế lớn, các trung tâm công nghiệp, các cảng biển lớn, sân bay quốc tế lớn và phải phân kỳ đầu tư rõ ràng, phù hợp điều kiện kinh tế cũng như vốn đầu tư.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Return to top