ClockThứ Sáu, 24/10/2014 05:36

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thân thiện môi trường

TTH - Sẽ phát triển các ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường là những nội dung quan trọng của Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp (QHPTCN) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ông Võ Phi Hùng, TUV, Giám đốc Sở Công thương cho biết.

Năm 2008, UBND tỉnh phê duyệt QHPTCN đến năm 2015 định hướng đến năm 2020. Qua 5 năm triển khai đã có những bất cập và nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế. Điều chỉnh QHPTCN là điều tất yếu để phù hợp với chiến lược, các ngành, lĩnh vực trên toàn quốc.

Việc điều chỉnh lần này là tập trung phát triển CN bền vững theo hướng phát triển kinh tế xanh trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn nhân lực và nối chuỗi liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Sẽ tập trung phát triển các ngành CN thuộc thế mạnh, lợi thế cạnh tranh cao tạo sự tăng trưởng mạnh về phát triển CN và xuất khẩu; tăng dần các ngành CN có chất lượng công nghệ cao và phát triển ngành CN phụ trợ.
Vậy, QHPTCN mới gồm những nội dung gì, thưa ông?
QHPTCN chú trọng đến việc định hướng lựa chọn sản phẩm, đào tạo nghề hay công tác thu hút đầu tư đối với lĩnh vực CN trên địa bàn. Trong đó, định hướng thị trường, phân kỳ đầu tư, chuyển đổi chính sách đào tạo, phân bổ vốn, tài nguyên và nguồn nhân lực là những vấn đề đặt ra để có giải pháp thực hiện. Sẽ điều chỉnh tốc độ tăng trưởng ngành CN của tỉnh phù hợp với QH tổng thể phát triển CN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN đến năm 2020 đạt từ 14- 14,5%, giai đoạn 2021- 2030 từ 14,5 - 15%, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm CN giai đoạn này từ 12,1 - 12,7%.
Định hướng đến năm 2020, tập trung phát triển ngành CN chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống; ngành CN dệt may và CN hỗ trợ ngành dệt may; CN điện, điện tử và công nghệ thông tin; ngành tiểu thủ CN phục vụ du lịch và tiêu dùng… gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển theo hướng bền vững. Từ năm 2021-2030, ưu tiên phát triển các ngành CN công nghệ sạch, công nghệ cao và thân thiện môi trường như công nghiệp tin học, phần mềm; CN chế biến nông, thủy sản ở trình độ cao; CN dược và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn...
Ông có thể cho biết một số giải pháp thực hiện?
Giải pháp quan trọng nhất, là huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển ngành CN đến năm 2020 là 27.996 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tích lũy từ ngân sách dự kiến đáp ứng khoảng 2% nhu cầu, còn lại bổ sung từ các nguồn vốn tín dụng, nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Giải pháp phát triển ngành CN chủ lực là nâng cao chất lượng hàng chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở nhập một số dây chuyền hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu; nghiên cứu các sản phẩm chế biến có lợi thế khác để thu hút đầu tư.
Tăng cường đầu tư công nghệ sản xuất sản phẩm phụ trợ phục vụ ngành dệt may - da giày, giảm dần nguyên liệu ngoại nhập tạo nguồn nguyên liệu ổn định để phát triển sản xuất, nhằm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời, giảm nhập siêu và giải quyết thêm lao động. Đến năm 2020 tập trung đầu tư đầy đủ hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp (KCN), trọng tâm là các KCN mới như Quảng Vinh, Phú Đa, La Sơn và Tứ Hạ; đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho các KCN đã có hạ tầng như Phú Bài, Phong Điền và La Sơn để tiếp tục thu hút đầu tư, tạo nguồn lực cho ngành CN phát triển.
QHPTCN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sớm được thông qua để ngành triển khai thực hiện chính là bước đột phá mới thúc đẩy ngành CN tỉnh phát triển theo hướng bền vững đưa ngành CN Thừa Thiên Huế trong giai đoạn phát triển mới.
Cám ơn ông về cuộc trao đổi này!
Thanh Hương (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Sáng 24/4, tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã tham dự buổi họp trực tuyến với Chính phủ về sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) quý I, nhiệm vụ quý II năm 2024. UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng chủ trì hội nghị.

Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

3.400 lượng vàng đã trúng thầu trong phiên đấu thầu vàng đầu tiên sau 11 năm tạm ngừng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ghi nhận trên thị trường, giá vàng đã giảm khá mạnh do ảnh hưởng từ thị trường thế giới cũng như thông tin về đấu thầu vàng miếng thành công.

Tăng cung để hạ nhiệt giá vàng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top