ClockThứ Tư, 11/04/2018 06:15

Phát triển Đảng trong Hội ngành nghề ở Phú Thuận

TTH - Sau khi Hội làng nghề nước mắm An Dương Phú Thuận được thành lập, Đảng ủy xã Phú Thuận (Phú Vang) có chủ trương xây dựng, phát triển tổ chức Đảng làm hạt nhân, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo.

Kỷ niệm 88 năm thành lập Đảng: Xây dựng Đảng vững chắc về tư tưởngTham mưu các nội dung chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp, phục vụ Đại hội XIII của ĐảngĐổi mới công tác xây dựng Đảng theo hướng sát thực với tình hình địa phương

Thượng úy Bùi Minh Lâm (giữa) cùng anh Trần Quốc Tín (bên phải) phối hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho các thành viên ưu tú trong Hội làng nghề

Tiền đề

Đảng bộ xã Phú Thuận hiện có 12 chi bộ (trong đó có 6 chi bộ thôn), với 76 đảng viên. Đây là địa phương có số hộ làm nghề chế biến thủy sản và làm nghề đánh bắt thủy hải sản trên biển, đầm phá rất lớn, chiếm gần 70% dân số của xã. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển sản phẩm nước mắm cùng với các sản phẩm chế biến khác từ thủy sản, Đảng ủy xã đã lãnh đạo việc tổ chức vận động thành lập Hội làng nghề ở địa phương.

Cuối tháng 12/2017, Hội làng nghề nước mắm An Dương Phú Thuận được thành lập, quy tụ hơn 20 hộ gia đình, cơ sở sản xuất ở các thôn An Dương 1, An Dương 2 và An Dương 3; trong đó có nhiều chủ cơ sở là thanh niên trẻ.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Thuận Nguyễn Văn Chường cho biết: Chủ trương của Đảng ủy là sau khi Hội làng nghề thành lập, địa phương sẽ từng bước phát triển tổ chức, kết nạp đảng viên và tiến đến thành lập chi bộ Đảng để lãnh đạo nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. Phối hợp với các ban, ngành, cấp ủy các đơn vị đứng chân trên địa bàn như Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An, đến nay, địa phương đã thành lập được tổ chức Hội làng nghề, trong đó có một đảng viên làm hạt nhân…

Từng bước thành lập tổ chức Đảng trong các ngành nghề

Theo chân Thượng úy Bùi Minh Lâm, cán bộ vận động quần chúng phụ trách địa bàn xã Phú Thuận thuộc Đồn BPCK cảng Thuận An, chúng tôi về thôn An Dương 3 gặp anh Trần Quốc Tín, Chủ tịch Hội làng nghề nước mắm An Dương Phú Thuận. Anh Tín vừa là đảng viên trẻ, bộ đội xuất ngũ, vừa là chủ cơ sở chế biến nước mắm gia đình.

Anh Tín chia sẻ: “Hiện tại, hội có nhiều thành viên ưu tú, hội đủ điều kiện về trình độ văn hóa, lịch sử chính trị, có động cơ phấn đấu để hướng đến việc bồi dưỡng, giới thiệu cho tổ chức Đảng. Trong đó, có thể kể đến anh Trần Văn Phước, Phó Chủ tịch Hội, là dân quân cơ động của xã, nhiệt tình, năng nổ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có bố là bộ đội; anh Nguyễn Thành Long, thành viên trong một cơ sở sản xuất ở thôn An Dương 3, có lý lịch tốt, có trình độ văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động tập thể… Số thành viên ưu tú để vận động, bồi dưỡng, giới thiệu cho Đảng trong tổ chức hội hiện có khoảng 5-6 người. Tất cả đều ở thôn An Dương 3, thuộc chi bộ nơi tôi đang sinh hoạt, vì vậy việc bồi dưỡng giới thiệu quần chúng ưu tú lên chi bộ rất thuận lợi nếu được cấp trên quan tâm”.

Theo anh Tín, trong thời gian tới, Hội làng nghề tiến hành thủ tục kết nạp thêm 3-4 thành viên mới. Trong đó có nhiều gia đình, cơ sở sản xuất có lao động trẻ, có trình độ văn hóa, có động cơ phấn đấu để hướng đến việc bồi dưỡng giới thiệu cho Đảng.

Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Chường cho biết thêm: Hầu hết các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thuộc thành viên của Hội làng nghề đều có tàu thuyền công suất lớn hoạt động khai thác trên biển. Vì vậy, quan tâm công tác phát triển Đảng trong Hội làng nghề cũng là cơ sở để phát triển Đảng trong lực lượng làm nghề biển và lực lượng dân quân biển của xã. Đảng ủy đã có nhiều phiên làm việc và kiến nghị lên Huyện ủy mở lớp bồi dưỡng kiến thức văn hóa và lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng, lớp đảng viên mới trong thời gian phù hợp cho các đối tượng. Đây là cơ sở giúp địa phương có điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển đảng viên mới, tiến đến thành lập tổ chức Đảng trong các ngành nghề, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo ở địa phương.

Xã Phú Thuận có 3 liên đoàn đánh bắt xa bờ, gồm 56 tàu thuyền có công suất từ 250-880CV, với gần 600 lao động; sản lượng đánh bắt hàng năm đạt gần 1/3 sản lượng của toàn huyện Phú Vang. Năm 2017, địa phương đạt sản lượng đánh bắt hơn 8,5 ngàn tấn, thu mua trên 500 tấn ruốc để sản xuất hơn 2 triệu lít nước mắm. Hiện tại, sản phẩm nước mắm An Dương Phú Thuận đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Địa phương cũng đã quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thủy sản để phát triển đúng quy mô, chất lượng.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top