ClockThứ Ba, 16/03/2021 06:45

Phát triển đô thị gắn với không gian xanh

TTH - Phát triển không gian xanh trong các khu đô thị mới (KĐTM) trên địa bàn tỉnh không chỉ là vấn đề đảm bảo môi trường, cảnh quan mà còn tạo nên bản sắc cho các khu đô thị.

Tạo không gian xanhĐô thị và cây xanh

Cây xanh được trồng ở dải phân cách đường Tố Hữu (TP. Huế)

Đô thị xanh

Tại khu đô thị An Cựu City (phân khu A, KĐTM An Vân Dương) chủ đầu tư từ nhiều năm trước đã hoàn thiện hệ thống cây xanh trên các trục đường nội bộ, công viên trong khuôn viên dự án (DA). Đến nay, các tuyến đường đã rợp bóng cây, tạo nên không gian xanh, giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí cũng như tăng đa dạng sinh học khu vực.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Công ty CP Đầu tư IMG (chủ đầu tư khu đô thị An Cựu City) thông tin, theo quy hoạch, khu đô thị An Cựu City có tổng diện tích 33 ha đất, trong đó phần dành cho cây xanh, công viên là 4,5ha. Giai đoạn 2 của DA đang triển khai nhà đầu tư cũng đã hoàn thiện hệ thống vỉa hè, trồng cây xanh trên các trục đường nội bộ; sau khi hoàn thành sẽ tạo nên không gian xanh cho các khách hàng là cư dân đến ở.

Số liệu của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh cho thấy, hiện nay trong KĐTM An Vân Dương có 64 DA đã và đang triển khai. Trong đó, đơn vị này làm chủ đầu tư 26 DA (12 DA đường giao thông, 14 DA hạ tầng kỹ thuật đô thị) có trồng cây xanh, bao gồm cây xanh được trồng trong các công viên và trên vỉa hè dải phân cách của các tuyến đường.

Đối với cây xanh trên vỉa hè, các chủ đầu tư cơ bản đã trồng hoàn chỉnh trên các tuyến với các chủng loại như dầu rái, lim sẹt, giáng hương, bằng lăng… với tổng chiều dài trên các tuyến đường đã trồng khoảng 15,5km.

Với cây xanh trong khu vực công viên, qua thống kê, tổng diện tích công viên cây xanh các DA của các nhà đầu tư khoảng 61ha bao gồm đã trồng trong khu vực công viên DA  An Cựu City, Phú Mỹ An, khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 1, LK2…

Diện tích công viên cây xanh ở các DA do Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh làm chủ đầu tư khoảng 3 ha bao gồm đã trồng trong khu vực công viên của các DA Khu TĐC Thủy Thanh giai đoạn 3, HTKT khu TĐC4… với các chủng loại như chuỗi ngọc, ngâu, phượng đỏ…

Ông Huỳnh Minh Khang, Giám đốc Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh thông tin, những năm qua, đơn vị cũng đã thường xuyên phát động phong trào tết trồng cây và đã tiến hành trồng ở một số DA đường Tố Hữu, Võ Nguyên Giáp, tuyến đường vào khu CHC1.

Qua rà soát, hiện nay trên địa bàn KTĐM An Vân Dương có một số quỹ đất trống cần trồng cây xanh trong thời gian đến như dải phân cách đường Võ Văn Kiệt, đường mặt cắt 60m, Tỉnh lộ 10A, HTKT khu TĐC Thủy Thanh 2… Qua đánh giá, thời gian qua tỉnh cũng đã quan tâm rất nhiều đến việc trồng, chăm sóc cây xanh.

Tuy nhiên, do nguồn lực hạn chế nên chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, riêng KĐTM An Vân Dương chưa được quan tâm đúng mức. Một số DA nhà đầu tư trồng cây xanh chưa đúng quy định của tỉnh ban hành, thiếu sự quan tâm đến việc trồng cây xanh và theo hướng tự phát, không đúng vị trí.

Do vậy, việc sớm đưa ra quy định về quản lý, xây dựng và định hướng phát triển hệ thống cây xanh trong KĐTM An Vân Dương là cần thiết.

Còn nhiều quỹ đất

Theo quyết định đã được phê duyệt, quy hoạch KĐTM An Vân Dương có tổng diện tích gần 2.200 ha, bao gồm các phân khu A, B, C, D, E với tổng dân số dự kiến khoảng gần 78 nghìn người. Qua rà soát, quỹ đất cây xanh trong KĐTM An Vân Dương khá lớn với diện tích khoảng 455ha (chưa kể cây xanh trên vỉa hè), trong đó có 7 công viên tập trung với diện tích106ha, hai dải cây xanh phân cách trên trục đường chính có diện tích 11ha, 41 khu đất cây xanh cảnh quan mặt nước có diện tích 151 ha, 10 khu cây xanh cách ly có diện tích 12 ha.

Trong đó, điển hình như khu A có tổng diện tích cây xanh là 78ha bao gồm 4 công viên với diện tích 34 ha, 2 dải phân cách trên 2 trục đường Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu có diện tích 11 ha, 9khu đất cây xanh khu ở có diện tích 12 ha. Tỷ lệ cây xanh tính theo đầu người của Khu A khoảng 43m2/người; khu B có tổng diện tích cây xanh là 126 ha gồm 3 khu đất công viên cây xanh khu ở với diện tích 72 ha, 18 khu đất cây xanh, mặt nước với diện tích 54ha.

Qua đánh giá, tỷ lệ cây xanh trên đầu người trong KĐTM An Vân Dương và các phân khu đáp ứng với quy định tại Quyết định số 649/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 điều chỉnh quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được phê duyệt tại quyết định (tỷ lệ cây xanh trong khu vực đô thị 10m2/người) và đáp ứng với tỷ lệ cây xanh theo quy định tại Thông tư số 15/2008/TT-BXD năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn đánh giá, công nhận khu đô thị kiểu mẫu (tỷ lệ cây xanh công cộng từ 7m2/người trở lên).

Qua rà soát cho thấy, hiện nay tỷ lệ cây xanh công cộng của khu E KĐTM An Vân Dương đạt 10,9m2/người, đã tiệm cận với định hướng tỷ lệ cây xanh trong đô thị theo Quyết định số 649 của Thủ tướng Chính phủ (10m2/người). Do vậy, Ban Quản lý Khu vực phát triển đô thị tỉnh đã kiến nghị không xem xét điều chỉnh giảm diện tích cây xanh và tăng dân số khu E.

Theo ông Huỳnh Minh Khang, với mục tiêu xây dựng Huế trở thành một thành phố sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước, thì việc xây dựng quy định trồng cây xanh, xây dựng kế hoạch cũng như định hướng phát triển hệ thống cây xanh trên địa bàn tỉnh, hình thành các khu vực cây xanh tại các KĐTM là hết sức cần thiết, trong đó có KĐTM An Vân Dương.

Do vậy, đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh quản lý quy hoạch, quản lý việc thực hiện quy định quản lý cây xanh trên địa bàn KĐTM An Vân Dương và phương án quy hoạch, quy định cây xanh trên các tuyến đường trục chính, các tuyến đường cảnh quan đô thị, các khu vực khác và xây dựng DA đầu tư xây dựng cây xanh tại dải phân cách, dải cây xanh cách ly trong phạm vi KĐTM.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới

TIN MỚI

Return to top