ClockThứ Tư, 27/07/2022 21:20

Phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo

TTH.VN - “Phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo, cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực thông qua sáng tạo và công nghệ từ thế hệ trẻ” là chủ đề buổi nói chuyện do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức chiều 27/7 với sự tham gia của chuyên gia Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ DTT.

Thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoànKết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam – SingaporeHoàn thành đề án xây dựng Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế trong năm 2022Đổi mới sáng tạo để phát triển bền vữngCơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Thế Trung chia sẻ về kinh tế số và kinh tế sáng tạo

Với sự tham gia của những người trẻ khởi nghiệp, đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo, buổi trò chuyện gợi mở nhiều vấn đề đáng quan tâm về kinh tế số; mở ra cơ hội trao đổi, hiểu rõ hơn về kinh tế sáng tạo và cách tiếp cận phát triển nguồn nhân lực thông qua tiếp cận công nghệ và sáng tạo từ thế hệ trẻ.

Kinh tế số là nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số. Sáng tạo thường được coi là một nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức, dẫn tới những sáng tạo và thay đổi về công nghệ, đồng thời đem lại lợi thế cạnh tranh về kinh doanh. Ngày nay, một nền kinh tế sáng tạo không chỉ ở ngành công nghiệp, dịch vụ mà còn mở rộng sang các di sản văn hóa truyền thống, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật truyền thông, thiết kế…

Theo ông Nguyễn Thế Trung, kinh tế số tạo ra sản phẩm mới phù hợp, đáp ứng nhu cầu của con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau: giáo dục, văn hóa… Một sản phẩm sáng tạo có thể mang lại doanh thu lớn.  

Ông Trung cũng chia sẻ những mô hình thực tế, cách áp dụng công nghệ trong phát triển kinh tế số và kinh tế sáng tạo, từ đó gợi mở nhiều ý tưởng cho các bạn trẻ phát triển dựa trên văn hóa, giáo dục và sáng tạo trên nền tảng số.

Trong bối cảnh phát triển Thừa Thiên Huế theo hướng xanh và bền vững, chiến lược phát triển theo hướng kinh tế số và kinh tế sáng tạo là hướng đi quan trọng. Đặc biệt là việc tiếp cận, phát triển kinh tế số, kinh tế sáng tạo trong điều hành, làm việc, đào tạo của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, trường học...

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top