ClockThứ Ba, 02/01/2018 14:26

Phát triển nông nghiệp: Cần cải thiện về chất

TTH - Ngành nông nghiệp của Thừa Thiên Huế tăng trưởng chỉ vào khoảng trên dưới 3% năm. Nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và góp phần ổn định đời sống của một bộ phận đông đảo người dân sống ở khu vực nông thôn.

Cần đột phá chính sách thu hút đầu tư để ngăn nông nghiệp… lao dốcKhát vọng nâng cao thương hiệu, tạo giá trị cho sản phẩm nông nghiệp

Đồng lúa vào vụ. Ảnh: Trương Vững

Tuy đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong phát triển nông nghiệp mấy chục năm qua, như nâng cao được sản lượng các loại cây trồng vật nuôi; nhiều đối tượng nông nghiệp mới được nghiên cứu và đưa vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giống, phương thức sản xuất được áp dụng… Nhưng nhìn chung, nền nông nghiệp của tỉnh vẫn là một nền nông nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là cộng đồng kinh tế ASEAN, khi nhiều dòng thuế được cắt giảm mạnh và về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (gọi tắt là ATIGA) thì những khó khăn trong cạnh tranh sẽ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Ví dụ như mặt hàng hoa quả nhiệt đới, từ năm 2015 thuộc nhóm các mặt hàng linh hoạt (trong 7% số dòng thuế tùy chọn của các nước có cắt giảm thuế hay không) thì từ năm 2018 sẽ về 0%.

Như trên đã nói, với một nền nông nghiệp về cơ bản vẫn ở trình độ thấp, khi cánh cửa thị trường khu vực và quốc tế được mở rộng, nó sẽ dẫn đến một cuộc đua không cân sức là điều chúng ta có thể nhìn thấy.

Với một nền nông nghiệp còn “vướng” nhiều thứ: như chính sách đất đai, trình độ sản xuất, tâm lý sản xuất, nguồn lực vốn… không dễ gì trong một sớm một chiều chúng ta đưa nền nông nghiệp phát triển mạnh, mang tính cạnh tranh cao được. Vậy thì làm cách nào để phát triển?

Thử nghiệm giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao ở Phú Vang, Quảng Điền. Ảnh: Nguyễn Khánh

Tính chất hàng hóa qui mô lớn của nông nghiệp ở tỉnh ta nhìn chung là không nhiều. Là do qui mô sản xuất còn nhỏ, không tập trung vào những mặt hàng thế mạnh chủ lực nào. Nếu hình dung miếng bánh nông nghiệp như một trái cam thì nó có rất nhiều múi, mỗi thứ mỗi ít. Trên cùng một cánh đồng ruộng thì trồng rất nhiều giống lúa. Trên cánh đồng rau thì trồng rất nhiều loại rau. Nơi này làm nấm nơi kia trồng ném… Điều này không thể nào tạo ra hàng hóa lớn để phục vụ chế biến hoặc tham gia xuất khẩu được.

Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chúng ta thấy nhiều nơi có qui mô sản xuất hàng hóa rất lớn. Ví dụ như một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nuôi các loại cá da trơn với qui mô rất lớn để phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Con cá lóc, cá kèo và bây giờ là cá zét được phân phối khắp các thị trường trong nước, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Thử nghiệm giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao ở Phú Vang, Quảng Điền. Ảnh: Nguyễn Khánh

Làm ăn như bà con chúng ta đang làm cũng có cái hay là tránh rủi ro, chỉ thích hợp cho tiêu dùng nội địa, nội tỉnh nhưng khó mà khá lên dược. Để nâng cao giá trị những mặt hàng như vậy, nên chú ý những mặt hàng đặc trưng vùng miền; tập trung nâng cao chất lượng để đẩy mạnh phục vụ nội địa. Sạch và an toàn đang là một xu hướng tiêu dùng mới được đón nhận. Vấn đề là phải xây dựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, tăng tính minh bạch về các chỉ số chất lượng, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng. Ví dụ như mặt hàng gạo. Trước đây người dân quan tâm nhiều đến giá cả thì nay, gạo hữu cơ, có thương hiệu dù đắt gấp đôi vẫn được người tiêu dùng đón nhận. Ở Huế không thiếu những vùng rau màu nổi tiếng, sản xuất được quanh năm. Riêng việc chúng ta tìm cách nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn đưa vào tiêu thụ trong các hệ thống khách sạn lớn, đưa vào các siêu thị thì đã nâng cao được giá trị và thương hiệu của sản phẩm.

Đối với những mặt hàng có thể tạo ra qui mô sản xuất lớn, nhất thiết phải hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất để đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cũng như chủ động các khâu trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ như trồng sắn công nghiệp. Ở tỉnh ta hiện nay có nhiều diện tích có thể trồng sắn. Nam Đông, A Lưới và một số vùng gò đồi đã trồng loại cây trồng này. Rất cần thiết hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến. Rừng trồng kinh tế, nuôi tôm, chăn nuôi lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp cũng là những thế mạnh của tỉnh có thể đẩy mạnh để thúc đẩy công nghiệp chế biến, tham gia xuất khẩu.

Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là một thuận lợi để hỗ trợ nguồn lực về vốn. Đây là một cơ hội tốt để ngành Nông nghiệp của tỉnh tiếp cận và có những cải thiện về “chất” trong phát triển.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống

Thành lập các câu lạc bộ (CLB), tổ liên kết (TLK) để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường, giúp đỡ vốn... đó là cách Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hương Toàn (TX. Hương Trà) giúp hội viên phát triển kinh tế từ nghề truyền thống của địa phương.

Giúp nhau phát triển kinh tế từ nghề truyền thống
Return to top