ClockThứ Hai, 16/01/2017 05:56

Phát triển rừng trồng theo hướng bền vững

TTH - Đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ hình thành 13.000 ha rừng trồng gỗ lớn, trong đó tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ FSC chiếm 40%, tương đương 5.000 ha với nguồn giống thân thiện môi trường.

Tập huấn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn

Nhằm đạt được mục tiêu nêu trên, tỉnh đã thành lập Hội Chủ rừng phát triển bền vững (FOSDA) với chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ rừng hộ gia đình quy mô nhỏ trong hoạt động kinh doanh rừng bền vững; đồng thời thúc đẩy các chủ rừng tích cực hưởng ứng tham gia vào hoạt động quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn được Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế công nhận (tiêu chuẩn FSC).

Tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất lâm nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng như sử dụng cây keo lai mô trong trồng rừng thâm canh gỗ lớn, tỉa thưa rừng keo trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng.

Năm 2016, được sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ Dự án Mây tre keo bền vững (thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - WWF), các nhóm hộ và doanh nghiệp tham gia chứng chỉ rừng FSC đã vượt qua kỳ đánh giá đầu tiên của Tổ chức Tư vấn Quốc tế (GFA), trong đó có 14 nhóm hộ (241 hộ thành viên) được cấp chứng chỉ FSC với diện tích 950,96 ha, Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong được cấp chứng chỉ FSC với diện tích 3.096,4 ha.

Bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Khuyến lâm Quốc gia, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức trồng mô hình rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh với diện tích 55ha, gồm 34 hộ thuộc các xã: Hồng Hạ, Hương Nguyên (huyện A Lưới), Hồng Tiến, Bình Thành, Bình Điền và phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) tham gia.

Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương và người dân khảo sát lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình, đồng thời thiết kế các biện pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng cho trồng rừng thâm canh gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 9- 12 năm.

Trong quá trình triển khai, bước đầu còn gặp nhiều khó khăn trở ngại do thiếu quỹ đất để trồng rừng, phải phụ thuộc đất trồng lại sau khai thác. Mặt khác, người dân chưa tích cực tham gia thực hiện mô hình do chưa thực sự hiểu rõ về lợi ích từ kinh doanh rừng trồng gỗ lớn. Tuy nhiên, thông qua các lớp tập huấn, tuyên truyền và quá trình triển khai thực hiện, các hộ gia đình tham gia đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc trồng rừng thâm canh gỗ lớn cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng rừng gỗ nhỏ. Lợi ích không chỉ về mặt giá trị kinh tế mà còn góp phần đáng kể trong hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, giảm tải quá trình sử dụng đất.

Công tác lựa chọn cây con trồng rừng là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng trồng, cây con xuất đi trồng rừng thuộc các dòng keo lai có chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã chứng minh tính ưu việt tại địa phương trong thời gian qua như BV10, BV16, BV32… Để đảm bảo cây con giai đoạn đầu sinh trưởng và phát triển ổn định, có tỷ lệ sống cao, trong năm đầu trồng và 3 năm chăm sóc tiếp theo phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, bón phân đúng chủng loại, liều lượng, phù hợp với chất đất và cây trồng tại địa phương.

Trồng rừng thâm canh gỗ lớn là mô hình đầu tiên trên địa bàn tỉnh về phát triển cây lâm nghiệp bền vững. Nếu thực hiện thành công sẽ tạo ra mô hình trình diễn thiết thực cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, nghiên cứu học hỏi nhân rộng mô hình, đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy phương thức quản lý rừng theo hướng bền vững tại địa phương và các vùng phụ cận, từng bước thay thế dần phương thức quản lý rừng truyền thống trước đây, trồng rừng với mật độ dày, chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ, sử dụng cho công nghiệp sản xuất giấy với giá trị kinh tế thấp và không có tác dụng tích cực đến môi trường sinh thái.

Sản xuất, kinh doanh rừng trồng cung cấp gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và cũng là giải pháp quan trọng để từng bước chuyển đổi thực trạng kinh doanh lâm nghiệp hiện nay, phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Nhằm phát triển trồng rừng gỗ lớn mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường, ngành lâm nghiệp cần có những định hướng cụ thể từ công tác quy hoạch phát triển rừng đến công tác giống cây trồng lâm nghiệp, kỹ thuật lâm sinh và những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho các chủ rừng trong hoạt động trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Trần Vũ Ngọc Hùng- Chi cục Kiểm lâm tỉnh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Return to top