ClockThứ Sáu, 06/04/2018 09:10

Phát triển sinh kế bền vững từ dự án tổ chức nước ngoài

TTH - Những năm qua, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Luxembourg và Quỹ Năng lượng và khí hậu Luxembourg (CEF), nhiều dự án (DA) liên quan đến lĩnh vực phát triển nông thôn, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH) được thực hiện. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu là những người dân ở khu vực nông thôn, tập trung nhiều nhất ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai.

Quan trọng vẫn là sinh kếHỗ trợ sinh kế để bảo vệ rừngHỗ trợ sinh kế từ dự án bảo vệ rừng

Giai đoạn 2007-2012, DA "Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền" được xem là DA lớn được Chính phủ Luxembourg tài trợ 4 triệu Euro, thực hiện theo cơ chế quỹ do đối tác quản lý và đóng góp ngân sách của địa phương thực hiện cùng nhà tài trợ. Mặc dù trước đó, chính phủ này đã tài trợ nhiều tiểu DA liên quan đến phát triển nông thôn và lĩnh vực y tế, giáo dục... DA giúp tăng cường lợi ích thực sự cho người dân, các cộng đồng và ban ngành ở địa phương và hỗ trợ thiết lập quỹ phát triển địa phương.

Trên cơ sở kế thừa kết quả DA "Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền", giai đoạn 2013-2017, DA "Sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng biến đổi khí hậu" mở rộng thêm hợp phần mới là thích ứng với khí hậu và môi trường, được triển khai ở 3 huyện: Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc. Tổng ngân sách DA là 8 triệu Euro vốn nước ngoài và 2 triệu Euro vốn trong nước. Thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, các buổi tập huấn hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn giống cũng như kỹ năng ứng phó mà người dân ở khu vực triển khai DA đã thay đổi và nâng cao nhận thức về các vấn đề bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH, cải thiện sinh kế.

Giai đoạn 2017-2020, thông qua nguồn tài trợ của CEF- Bộ Phát triển bền vững và hạ tầng Luxembourg, tỉnh triển khai 2 DA mới: "Thí điểm NAMA- Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP. Huế" và "Thích ứng và chống chịu với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế". DA "Thí điểm NAMA- Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP. Huế" có ngân sách tài trợ 2 triệu Euro, ngân sách tỉnh đóng góp 0,2 triệu Euro nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng thông qua thay thế đèn truyền thống bằng đèn Led tại các điểm chiếu sáng công cộng ở đô thị Huế.

DA "Thích ứng và chống chịu với BĐKH tỉnh Thừa Thiên Huế" có ngân sách tài trợ 2 triệu Euro, ngân sách tỉnh đóng góp 0,3 triệu Euro nhằm tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với các rủi ro và thiên tai liên quan đến BĐKH ở các xã đầm phá ven biển.

Hiện nay, các DA này đang chờ ý kiến của các bộ, ngành Trung ương làm cơ sở phê duyệt và triển khai các thủ tục ký Nghị định thư để triển khai thực hiện.

Theo đánh giá của các đơn vị tiếp nhận DA, các DA do Luxembourg tài trợ cho tỉnh đã góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nhất là cho vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai. Trong đó phải kể đến năng lực quản lý các cấp được nâng cao và huy động sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng tại địa phương. Những DA được thực hiện còn nhằm hỗ trợ tăng cường, bảo vệ sinh kế người dân khỏi những tác động hủy diệt khác nhau do BĐKH như bão, lũ, xói lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, thay đổi hệ sinh thái...

Nhiều mô hình trình diễn nông nghiệp liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được xây dựng, thu hút sự tham gia của nông dân. Mặc dù sau khi dự án ngừng hỗ trợ trực tiếp, người dân vẫn tiếp tục thực hiện và nhân rộng.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

TIN MỚI

Return to top