ClockThứ Tư, 23/12/2020 15:43

Phát triển sử học Thừa Thiên Huế xứng tầm vị thế vùng đất di sản

TTH - Nhìn lại chặng đường 5 năm 2016 - 2020, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) Thừa Thiên Huế xứng đáng với niềm tin “Trung thực - Khách quan - Toàn diện vì sự nghiệp sử học”, thể hiện trong bức trướng mà đồng chí Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch danh dự Hội trao tặng tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (18/11).

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản của vùng đấtKhởi nghiệp du lịch thông minh trên vùng đất di sảnThêm sản phẩm cho du lịch

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trao tặng bức trướng mang dòng chữ "Trung thực - Khách quan - Toàn diện vì sự nghiệp sử học" tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội KHLS Thừa Thiên Huế

Khẳng định tầm vóc

Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan hội duy nhất của một địa phương cùng một lúc chủ trì hai đề tài cấp Quốc gia và một đề tài cấp tỉnh đã được nghiệm thu. Đề tài cơ bản cấp Quốc gia “Tổ chức và hoạt động phòng thủ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1885”, được nghiệm thu và xuất bản 3 cuốn sách: “Triều Nguyễn với công cuộc bảo vệ biển đảo Tổ quốc thế kỷ XIX, Hoàng Sa - Trường Sa: chủ quyền của Việt Nam”, tái bản 2016 và cuốn “Tổ chức phòng thủ và bảo vệ biển đảo Việt Nam dưới triều Nguyễn, 1802 -1885”. Đề tài khoa học cấp Quốc gia “Lịch sử Việt Nam tập XI - Đàng Trong 1558 - 1771” thuộc Bộ Quốc sử. Đề tài đã xuất bản 2 bản sách “Nam bộ và Trung bộ thời chúa Nguyễn”;  “Đàng Trong thời chúa Nguyễn”, 2 tập. Đề tài cấp tỉnh “Vai trò và tác động của gia đình và dòng họ đối với sự phát triển xã hội Thừa Thiên Huế” được nghiệm thu và đạt giải nhất Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX.

Cũng trong 5 năm qua, Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức được 12 hội thảo quy mô quốc gia, như: Nguyễn Cư Trinh - quê hương, thời đại và sự nghiệp, vua Duy Tân và cuộc vận động khởi nghĩa Trung Kỳ năm 1916, Chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử,...

Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá có hoạt động nổi bật và hiệu quả thiết thực trên nhiều lãnh vực về khoa học, xuất bản và tư vấn, phản biện; góp phần phát triển nền sử học vùng đất Cố đô và cả nước, là thành viên có vai trò tích cực và chia sẻ trách nhiệm trong ngôi nhà chung của Hội KHLS Việt Nam, của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.

Góp phần quảng bá hình ảnh Thừa Thiên Huế

Phó GS.TS. Đỗ Bang, Chủ tịch Hội KHLS Thừa Thiên Huế khẳng định, nhiều năm qua, hình ảnh của tỉnh Thừa Thiên Huế được quảng bá trong nước và quốc tế một phần nhờ các hoạt động sử học của tỉnh, là cơ sở khoa học nhằm góp một phần đáng kể để xây dựng Huế thành trung tâm khoa học, đô thị di sản như Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Kể từ năm 2016, Hội KHLS Thừa Thiên Huế tổ chức các diễn đàn đối thoại sử học hàng năm. Năm 2016 có chủ đề “Hành trình Festival Huế (2000 - 2016) và giải pháp phát triển”. Đây là diễn đàn khoa học dân chủ, được xây dựng trên yêu cầu phát triển tổ chức Festival nên được giới khoa học, nhiều cơ quan, Nhân dân quan tâm để tìm ra Festival Huế cũng như giải pháp phát triển. Năm 2017, với chủ đề “Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”, tư vấn và kiến nghị cho lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành liên quan nhiều ý kiến xác đáng về phát triển du lịch của tỉnh nhà. Năm 2018 có chủ đề “Di sản văn hóa Cố đô Huế và vấn đề bảo tồn, phát triển” và năm 2019 có chủ đề “Xây dựng Huế thành thành phố sáng tạo và thân thiện với môi trường”.

Hoạt động của hội trong các nhiệm vụ tư vấn, giám định, phản biện với những chuyên gia đúng tầm về năng lực chuyên môn, bản lĩnh và phẩm chất đã góp phần điều chỉnh, hoàn thiện các đề tài, đề án, dự án của tỉnh, các ngành để các nhiệm vụ triển khai đúng hướng và có hiệu quả thiết thực hơn. Các hoạt động tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, kỷ niệm danh nhân, thẩm định tiểu sử các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử… không những đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong lịch sử mà còn làm cơ sở để đặt tên đường phố và tôn vinh những người có công với nước để giáo dục truyền thống cho Nhân dân. PGS.TS. Đỗ Bang, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh được mời tham gia xây dựng khung chương trình biên soạn giáo trình và UBND tỉnh cũng ra Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh, trong đó có 2 đại diện của Hội KHLS tỉnh.

Tiếp tục xây dựng trung tâm sử học Huế vững mạnh

Giai đoạn 2020 - 2025, Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh và thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Hội KHLS tỉnh bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh để góp sức về phương diện sử học của vùng đất mà hội đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình.

Mục tiêu của Hội KHLS Thừa Thiên Huế là tiếp tục xây dựng Huế thành trung tâm sử học lớn mạnh, có uy tín quốc gia và quốc tế, ngang tầm di sản của vùng đất Cố đô, có thế mạnh về khoa học xã hội và nhân văn. Hướng nghiên cứu và công bố trọng tâm là lịch sử và di sản văn hóa Cố đô Huế, gắn liền với sự nghiệp xây dựng, mở cõi, thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ và biển đảo mà các triều đại quân chủ từng đóng đô tại Huế và bao thế hệ tiền nhân trên cả nước tạo nên. Huế cũng là vùng đất học có truyền thống yêu nước và cách mạng nên hướng nghiên cứu về các phong trào yêu nước và cách mạng cũng như các nhân vật tiêu biểu cho các phong trào này thời cận, hiện đại cũng được quan tâm các chiến sĩ các mạng thời hiện đại.

Đặc biệt, Hội KHLS Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư nghiên cứu và có nhiều công bố hơn về văn hóa Huế, con người Huế, di sản Cố đô Huế, góp phần thưc hiện thắng lợi Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, phấn đấu đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top