ClockThứ Ba, 20/04/2021 07:00

Phát triển thương mại điện tử gắn với chuyển đổi số

TTH - Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Dương Tuấn Anh, trước tác động của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp thích nghi, trong đó chuyển đổi số, đầu tư cho thương mại điện tử (TMĐT) là ưu tiên hàng đầu.

Chuyển đổi số là tất yếuỨng dụng thương mại điện tử - Giải pháp bứt phá cho doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ thăm Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh. Ảnh: Thái Bình

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Trên địa bàn tỉnh, năm 2020, dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong đó, ngành dịch vụ du lịch thiệt hại nặng nề với lượng khách giảm 60%; doanh thu du lịch giảm 64%; ngành vận tải hành khách cũng giảm trên 30%; xuất nhập khẩu giảm 16%; hơn 10.000 lao động bị thất nghiệp; doanh thu thiệt hại khoảng 11.000 tỷ đồng. Nhiều DN điêu đứng, thậm chí phá sản với 418 DN tạm ngừng hoạt động, 98 DN giải thể.

Theo Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Dương Tuấn Anh, trước tác động của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp thích nghi, trong đó chuyển đổi số, đầu tư cho thương mại điện tử (TMĐT) là ưu tiên hàng đầu. 

Năm 2021, TMĐT sẽ là cơ hội để DN bứt phá, tạo ra những chiến lược kinh doanh mới, tiếp cận các kênh phân phối hiện đại, uy tín. DN có thể không mất phí xây dựng và vận hành; giảm chi phí marketing, tiếp cận trực tiếp với khách hàng lớn; giảm chi phí đầu tư nhân sự; tăng chất lượng dịch vụ. Các sàn TMĐT cung cấp đa dạng mô hình vận hành, giúp DN linh hoạt trong việc quản lý tồn kho và cung ứng sản phẩm cũng như thủ tục lên sàn đơn giản, nộp hồ sơ và duyệt trực tuyến.

Giới thệu về sàn thương mại điện tử của Hội Doanh nghiệp tỉnh

Nhằm tạo môi trường giao dịch thương mại thuận lợi, thông qua các nền tảng số, hỗ trợ “hội viên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau” và hỗ trợ tiêu thụ, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh đến người tiêu dùng, mới đây, Hiệp hội DN tỉnh đã xúc tiến việc thành lập sàn TMĐT của Hiệp hội. Sàn TMĐT được sự giúp đỡ, hỗ trợ của các sở: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh, VNPT Thừa Thiên Huế và các cơ quan liên quan (hỗ trợ trên cơ sở nền tảng của Hue-S và hỗ trợ về kỹ thuật điện tử của VNPT). Đến nay, các công việc chuẩn bị về mặt thủ tục pháp lý cũng như các ứng dụng kỹ thuật cần thiết để quản lý vận hành của sàn TMĐT đã cơ bản hoàn thành.

Dự kiến, Sàn TMĐT của Hiệp hội sẽ được tỉnh chính thức công bố thành một chuyên đề trong chuỗi sự kiện “Tuần lễ chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” được tổ chức trong tháng 4/2021 nhằm hướng đến thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh qua môi trường chuyển đổi số.

Liên kết đa ngành, đa dịch vụ trên nền tảng công nghệ số

Theo kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu đề ra sẽ có khoảng 55% dân số trở lên tham gia mua sắm trực tuyến thông qua các thông qua các sàn TMĐT, mạng xã hội, các ứng dụng TMĐT bán hàng và các website TMĐT bán hàng...

Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT thanh toán không dùng tiền mặt trong TMĐT đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%; 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng TMĐT có hóa đơn điện tử.

Về tương quan phát triển TMĐT giữa thành thị và nông thôn phấn đấu 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

Về ứng dụng TMĐT trong DN, có 50% DN vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung xây dựng, kiện toàn bộ máy thực hiện công tác quản lý nhà nước, bộ phận chuyên trách thực hiện các hoạt động về TMĐT trên địa bàn tỉnh. Phát triển hạ tầng thẻ thông minh tích hợp thanh toán và các dịch vụ TMĐT, liên kết đa ngành, đa dịch vụ trên nền tảng công nghệ số. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và tự động hóa trong công tác quản lý, điều hành của tỉnh; tăng cường an toàn, an ninh mạng phù hợp với những yêu cầu của thời kỳ kinh tế số.

Tập trung tuyên truyền, đào tạo phát triển nguồn nhân lực TMĐT, phát triển các sản phẩm, giải pháp TMĐT; hỗ trợ tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển TMĐT.

“Phát triển TMĐT sẽ góp phần hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong DN và cộng đồng; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong tỉnh; xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch, góp phần quan trọng cho lộ trình chuyển đổi số”, ông Nguyễn Thanh Bình nhận định.

Bài, ảnh: Ngọc Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”

TIN MỚI

Return to top