ClockThứ Bảy, 16/05/2015 16:21

Phát triển tiềm năng cây thanh trà

TTH.VN - Cho thu nhập cao, hiện thanh trà là cây trồng chủ lực ở xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Vậy nhưng, nếu không… nhờ trời, người dân ở đây chưa biết làm thế nào để biến tiềm năng trở thành thế mạnh.

Năm được năm mất

Nhờ dòng Tả Trạch bồi đắp phù sa nên nhiều năm qua, diện tích vườn thanh trà Dương Hòa vẫn được duy trì và phát triển về số lượng. “Xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con mở rộng quy mô, diện tích trồng. Hiện, toàn xã có gần 200 hộ trồng cây thanh trà”, anh Lê Văn Thức, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa cho biết.


Thanh trà là loại cây chủ lực để phát triển kinh tế ở Dương Hòa

Dạo quanh một vòng vườn trồng cây thanh trà đang vào mùa kết trái rộng chừng 1 ha của mình anh Trần Đại Vinh (thôn Buồng Tằm) chia sẻ: “Bên cạnh 4ha rừng, thu nhập của gia đình tui chủ yếu dựa vào cây thanh trà. Năm mô thanh trà mất mùa thì coi như năm đó không có nguồn thu. So với trồng rừng, trồng thanh trà mang lại thu nhập cao hơn và ổn định”.

Cây thanh trà quan trọng là thế, song khi đề cập đến vấn đề trồng và chăm sóc, anh Vinh tặc lưỡi: “Từ trước đến nay, không chỉ tui mà bà con vùng ni trồng thanh trà chủ yếu… nhờ trời. Trời thương thì được mùa còn không thì mất mùa”. Như để chứng minh lời nói của mình anh Vinh kể, năm 2013 thôn Buồng Tằm được mùa thanh trà. Toàn thôn thu được gần 1 tỷ đồng. Riêng gia đình anh thu được hơn 60 triệu đồng. Nhưng năm 2014 vừa qua, hầu như 100% hộ dân nơi đây mất mùa thanh trà, nhiều gia đình lâm vào cảnh tay trắng.

Theo nhiều người dân trồng thanh trà ở Dương Hòa, khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề phát triển loại cây chủ lực này. Bên cạnh đó, đa số bà con vẫn chưa nắm vững được quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cho cây, vì vậy năng suất vẫn chưa như mong muốn.

“Năm trước, bà con mất mùa nhưng tui lại thu được gần 40 triệu đồng từ 40 gốc thanh trà. Cái khó lớn nhất của bà con trồng thanh trà ở Dương Hòa là nguồn nước tưới và kĩ thuật chăm sóc cây khi bị sâu bệnh. Tụi tui cũng hơi khó hiểu khi cùng một địa thế nhưng có hộ trồng được năng suất cao nhưng có hộ lại mất mùa”, anh Trần Văn Hinh (thôn Buồng Tằm) chia sẻ.

Sẽ có giải pháp phát triển bền vững

Xã Dương Hòa hiện có 16,79 ha trồng cây thanh trà, tập trung tại 4 thôn: Hạ, Hộ, Buồng Tằm và Thanh Vân. Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi, từ năm 2012 đến nay, UBND thị xã Hương Thủy đã đầu tư cải tạo vườn thanh trà trên địa bàn xã Dương Hòa với diện tích 4 ha và dự kiến trong năm 2015, sẽ đầu tư trồng tập trung 3 ha theo mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trên địa bàn toàn xã.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, chính quyền xã Dương Hòa đã lập đề án chuyển đối một số diện tích đất màu sang trồng đặc sản cây thanh trà. Anh Lê Văn Thức - Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa cho biết: “Đề án phát triển đặc sản thanh trà giai đoạn 2015-2020 đã được thông qua nội bộ, đang chờ cấp trên phê duyệt. Theo đó, một số diện tích đất màu sản xuất không hiệu quả được chúng tôi khuyến khích trồng thanh trà. Ngoài ra, chúng tôi còn áp dụng các biện pháp để cải tạo vườn thanh trà cũng như từng bước xây dựng thương hiệu thanh trà Dương Hòa…”.

Trước cái khó của người dân trồng thanh trà là kỹ thuật chăm sóc và nguồn nước tưới, thời gian tới chính quyền xã Dương Hòa ưu tiên hỗ trợ cho bà con các hạng mục này, như: ưu tiên nhân giống từ nguồn giống gốc tại vườn; tổ chức các lớp đào tạo về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh trà; giúp đỡ người trồng thanh trà xây dựng thương hiệu, gắn kết giữa nhà nông với nhà cung ứng vật tư, nhà thu mua phân phối sản phẩm; từng bước đưa thanh trà Dương Hòa vào quầy giới thiệu, bán sản phẩm ở các dịp lễ hội.

“Để đảm bảo tốt nhất hiệu quả trồng thanh trà, chúng tôi sẽ thường xuyên cử cán bộ chuyên môn về hỗ trợ người dân. Sắp tới, sẽ đầu tư dự án cấp nước máy toàn xã để hoán đổi mục đích sử dụng các công trình nước tự chảy sang sử dụng cho việc tưới tiêu cây trồng tại các vườn thanh trà và đầu tư hệ thống tiêu úng”, anh Thức thông tin.

Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top