ClockThứ Năm, 24/11/2022 07:15

Phát triển trang trại để sản xuất bền vững

TTH - Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh đang chuyển dịch mạnh từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, công nghiệp theo hướng trang trại và đang được phát triển nhân rộng. Từ đó, đã từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sản lượng chăn nuôi và hình thành các vùng chăn nuôi có chất lượng cao.

Góp phần đẩy mạnh xây dựng nông thôn mớiTrang bị kiến thức về an toàn vệ sinh trong sản xuất

Mô hình chăn nuôi lợn 4F tại xã Phong Thu (Phong Điền)

Sống được nhờ trang trại

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), thời gian qua, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất làm cho hiệu quả năng suất, chất lượng vật nuôi được nâng cao.

Các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về con giống, thức ăn chăn nuôi, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, biện pháp phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), an toàn dịch bệnh… luôn được tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân quan tâm. Từ đó đã rút ngắn được thời gian nuôi dưỡng, nâng cao trọng lượng xuất chuồng, giảm tỷ lệ chết, tăng chu kỳ sản xuất.

Trang trại không chỉ ở vùng rú cát, vùng đồng bằng mà đã “bén rễ” lên vùng miền núi với mức đầu tư bài bản đã thực sự mang lại giá trị kinh tế khá cao, bền vững cho nông dân.

Bà Hồ Thị Thững (xã Hồng Thượng, huyện A Lưới) cho biết, nếu trước đây gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, sản lượng thấp, giá cả bấp bênh thì nay đã thành lập được trang trại tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi dê, lợn, gà vịt. Được sự hỗ trợ, kết nối của Hội Nông dân xã Hồng Thượng, gia đình bà Thững được vay vốn qua kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới để phát triển chăn nuôi trồng trọt.

“Qua đúc rút kinh nghiệm, kiến thức học được, gia đình đầu tư nuôi dê từ 2 con đến nay 35 con, chăn nuôi thêm 400 gà, vịt, ao cá và đặc biệt là kết hợp trồng rừng kinh tế từ 5ha đến nay lên 17ha. Đến nay 7ha cho thu hoạch 500 triệu đồng, “bổ túc” vào nguồn vốn của gia đình để tái sản xuất. Ngoài ra, trang trại gia đình còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở địa phương cho mỗi vụ thu hoạch cây keo từ 15 đến 20 người; hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT cho các hộ khác trong thôn có nhu cầu từ 4 đến 5 hộ”, bà Thững cho biết.

Ghi nhận tại các địa phương hiện nay, người chăn nuôi đã chuyển dần từ hình thức quảng canh với quy mô nhỏ mang tính truyền thống, tận dụng, sang sản xuất chăn nuôi hàng hóa chất lượng cao có quy mô vừa và lớn, nhiều cơ sở chăn nuôi theo phương thức thâm canh trang trại đang được phát triển tại nhiều vùng, địa phương trong tỉnh.

Liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, đến nay toàn tỉnh có hơn 400 trang trại chăn nuôi, tăng 1,8% so cùng kỳ. Trong đó có 14 trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn, 70 trang trại quy mô vừa và 317 trang trại quy mô nhỏ. Toàn tỉnh có 42 hộ dân và 2 Hợp tác xã (HTX) đang hợp tác và phát triển tốt về chăn nuôi lợn hữu cơ, ATSH, liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 heo nái và 6.000 con heo thịt và 1 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu (Phong Điền) với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 lợn con giống, lợn thịt.

Ngoài ra, có khoảng 28 cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (công nghệ làm mát chuồng trại, nước uống tự động…); trong đó có 4 cơ sở chăn nuôi gia cầm, 1 cơ sở sản xuất gia cầm giống, 22 cơ sở chăn nuôi lợn. 100% cơ sở chăn nuôi đã sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối trộn.

Điểm đột phá là thời gian qua, một số doanh nghiệp liên doanh liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao với sự đầu tư bài bản và đã mang lại hiệu quả linh tế cao như Công ty cổ phần chăn nuôi Mavin (Phong Hiền, Phong Điền), Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế (Quảng Lợi, Quảng Điền), Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1/5 (Phong An, Phong Điền), Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (Phong Thu, Phong Điền), Công ty Bảo Nguyên (Phú Gia, Phú Vang), Công ty TNHH CP Lam Điền (Quảng Lợi, Quảng Điền)…

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khẳng định, nhằm thúc đẩy chăn nuôi, trồng trọt hướng đến sản xuất bền vũng, thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND và Nghị quyết số 30/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Mới đây, UBND tỉnh đã có tờ trình 11661/TTr-UBND trình HĐND về việc quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, khu vực được phép nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, Sở NN&PTNT đã kiểm tra, nghiệm thu hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết số 20 đối với 2 cơ sở chăn nuôi với tổng số tiền hơn 2,15 tỷ đồng; đó là cơ sở chăn nuôi gà của ông Bùi Trí Dũng (Quảng Lợi, Quảng Điền) và cơ sở chăn nuôi lợn giống của ông Trần Văn Đủ (Hương Xuân, Nam Đông).

Một số cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc tập trung cũng đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh. Đã hỗ trợ 2 cơ sở về mã QR truy xuất nguồn gốc (Gà thảo dược Huế của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Quốc Trung, sản phẩm trứng gà của Công ty TNHH Thiên An Phú) và 4 cơ sở chăn nuôi lợn được cấp giấy chứng nhận hữu cơ.

Ngoài ra, nhằm thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn, theo kế hoạch triển khai đề án Tái đàn lợn cấp huyện 2021-2025 của các địa phương từ năm 2021-2022, đã có 139 hộ đăng ký tham gia đề án với số lượng 354 lợn nái và 1.982 lợn thịt, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới. Tuy nhiên, hiện tại chỉ mới dừng lại ở bước triển khai cho các hộ đăng ký tham gia đề án, chưa thực hiện việc nhập giống để nuôi do kinh phí của đề án đang chờ UBND tỉnh phân bổ để thực hiện.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

TIN MỚI

Return to top