ClockThứ Sáu, 02/07/2021 16:21
Hưởng ứng Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội

Phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế

TTH - Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

Vững tin trên con đường của ĐảngCủng cố niềm tin vững chắc

Đảng luôn coi trọng mục tiêu văn hóa 

Từ quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển đất nước”, ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta luôn coi trọng mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trong đó xác định “văn hóa luôn soi đường cho quốc dân đi”.

Đảng luôn đề cao nguồn lực nội sinh, sức mạnh dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn - tự hào dân tộc, nhân cách, đạo đức, trí tuệ và tâm hồn, cùng những giá trị cốt lõi của văn hóa, con người Việt Nam. Đây chính là sức mạnh vĩ đại, là động lực to lớn, quan trọng và cần thiết để thúc đẩy sự phát triển quốc gia - dân tộc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới”. Đồng thời, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao”.

Với tư cách là động lực của sự phát triển, văn hóa luôn khơi dậy sức sống, sức sáng tạo để vươn tới các giá trị nhân văn, tiến bộ của con người.

Việc xác định văn hóa là động lực cơ bản không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với những mục tiêu chiến lược mà tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra, mà còn đảm bảo sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Xây dựng thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế”

Có thể khẳng định, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh Ðảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực triển khai Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế”.

Cùng với đó, phát huy cao nhất mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao...

Văn hóa Huế tồn tại trong không gian vùng Huế qua hơn 700 năm hình thành và phát triển gắn với vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế. Di sản văn hóa Huế là nơi hội tụ trí tuệ của cả dân tộc mà đỉnh cao là 7 di sản được UNESSCO vinh danh gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc, Mộc bản, Châu bản, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế; Tín ngưỡng thờ Mẫu và Nghệ thuật bài chòi. Bên cạnh đó còn có các di sản văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, áo dài, ca Huế, kiến trúc nhà vườn Huế, lễ hội dân gian, truyền thống đất học…

Trải qua các giai đoạn phát triển, đến nay, đô thị Huế đã hình thành không gian riêng với khu vực bờ Bắc sông Hương, lấy Kinh thành Huế làm trung tâm và các vùng phụ cận đi kèm, nhằm tiếp tục bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. Khu vực bờ Nam sông Hương là không gian đô thị xanh, hiện đại, là trung tâm hành chính, dịch vụ tài chính, du lịch – mua sắm sầm uất, là nơi giao thương, kết nối trong nước, khu vực và quốc tế thông qua con đường di sản miền Trung, cùng với hành lang kinh tế Đông - Tây đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển với tiềm năng, vị thế riêng có của Huế.

Trên cơ sở đặc thù về lịch sử, văn hóa di sản, mô hình thành phố trực thuộc Trung ương mà Thừa Thiên Huế đang đề xuất có nét riêng biệt trên nền tảng bảo tồn phát huy giá trị cố đô và bản sắc văn hóa Huế; là sự phát triển tiếp nối, bảo đảm hài hòa và cân bằng giữa quá khứ và hiện tại, bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, nông thôn thành thị... nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của một thành phố có đặc thù về di sản, văn hóa, xanh, thông minh và hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị (khóa XII) ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Đây chính là quyết sách quan trọng, là định hướng, mục tiêu cần thiết để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, theo đúng quan điểm, định hướng của Đảng đã đề ra và được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”.

NGUYỄN ĐÌNH DŨNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

TIN MỚI

Return to top