ClockThứ Bảy, 09/01/2021 15:10

Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030.

Phòng chống xâm hại tình dục trẻ emPhát huy mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp đô thị HuếHướng dẫn chế độ ăn uống mới của Hoa Kỳ: Không kẹo, bánh ngọt cho trẻ nhỏTrao 152 suất học bổng và quà cho học sinh nghèo vượt khó“Chung tâm, chung trí, chung sức” để bảo vệ quyền trẻ em

Các em học sinh trường mầm non Thu Tà, huyện Xín Mần (Hà Giang)

Chương trình nhằm mục tiêu bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện cho trẻ.

Chương trình đề ra 4 mục tiêu cụ thể. Mục tiêu 1, về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em với 7 chỉ tiêu: Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 65% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030; giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh...

Cũng trong mục tiêu này, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi xuống dưới 9% vào năm 2025 và dưới 6% vào năm 2030; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi xuống 17% vào năm 2025 và dưới 15% vào năm 2030; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể béo phì xuống dưới 5% đối với nông thôn và dưới 10% đối với thành thị vào năm 2025 và năm 2030. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine đạt 97% vào năm 2025 và 98% vào năm 2030; 98% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine vào năm 2030...

Mục tiêu 2 về bảo vệ trẻ em với các chỉ tiêu: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em xuống dưới 6,5% vào năm 2025 và 6% vào năm 2030; 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp vào năm 2025 và 95% vào năm 2030. Giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại trên tổng số trẻ em xuống dưới 4,5% vào năm 2025 và xuống dưới 4% vào năm 2030. Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5-17 tuổi xuống 4,9% vào năm 2025 và xuống 4,5% vào năm 2030. Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 550/100.000 trẻ em vào năm 2025 và 500/100.000 vào năm 2030; giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích xuống còn 16/100.000 trẻ em vào năm 2025 và xuống còn 15/100.000 vào năm 2030...

Mục tiêu 3 về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em: Phấn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội đạt 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030. Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99,1% vào năm 2025 và 99,3% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học đạt 97% vào năm 2025 và đạt 99% vào năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học bậc tiểu học dưới 0,12% vào năm 2025 và dưới 0,1% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt 88% vào năm 2025 và đạt 93% vào năm 2030; phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở dưới 0,14% vào năm 2025 và dưới 0,05% vào năm 2030. Phấn đấu 95% trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em vào năm 2025…

Mục tiêu 4 về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, phấn đấu 30% trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với hình thức phù hợp vào năm 2025 và 35% vào năm 2030; 85% trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

Cùng với đó, Chương trình nêu nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như: Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương đối với việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; hoàn thiện pháp luật, chính sách bảo đảm thực hiện quyền và giải quyết các vấn đề về trẻ em; phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội; ưu tiên hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em; tăng cường truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; vận động xã hội thực hiện các mục tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền BHXH tự nguyện: Từ thấu hiểu đến hành động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Để người dân hiểu và tham gia, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, linh hoạt các phương thức truyền thông với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia để thụ hưởng quyền lợi khi về già.

Tuyên truyền BHXH tự nguyện Từ thấu hiểu đến hành động
Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”

Ngày 10/3, tại xã Lâm Đớt, huyện biên giới A Lưới, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt và Báo Người Lao động tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động ý nghĩa. Hơn 300 người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi huyện A Lưới và cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên BĐBP tỉnh tham gia chương trình.

Nhiều hoạt động ý nghĩa “Tháng Ba biên giới”

TIN MỚI

Return to top