ClockThứ Bảy, 03/07/2021 14:14

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định 1014/QĐ-TTg.

Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở VHTTĐộc đáo phiên chợ vùng cao A LướiQuy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực VHTTDL

Bảo tàng Hà Nội. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN

Theo quyết định trên, phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm: Toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam bao gồm đất liền, các hải đảo, quần đảo, vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và các trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.

Đối tượng quy hoạch gồm: Mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao cấp quốc gia được cụ thể hóa từ quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao quốc gia là các cơ sở văn hóa, thể thao có vị trí, quy mô, vai trò quan trọng trong việc kết nối vùng, tạo thành trung tâm “động lực” phát triển văn hóa, thể thao của vùng và liên vùng (bao gồm các cơ sở do các bộ, ngành quản lý trực tiếp).

Mạng lưới cơ sở văn hóa quốc gia bao gồm: Bảo tàng; thư viện; điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; triển lãm văn hóa nghệ thuật; trung tâm văn hóa trong nước và trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài; cơ sở nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành văn hóa nghệ thuật; di sản thế giới và di tích quốc gia đặc biệt; làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; cơ sở số hóa dữ liệu văn hóa; trụ sở cơ quan về văn hóa.

Mạng lưới cơ sở thể dục thể thao quốc gia bao gồm: Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao; trung tâm hoạt động thể thao; cơ sở dịch vụ thể thao; cơ sở chữa trị chấn thương, phục hồi chức năng vận động viên; cơ sở nghiên cứu, đào tạo thể dục thể thao; trụ sở cơ quan về thể dục thể thao.

Tạo công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa, thể thao

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm tạo công cụ hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước để quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa, thể thao; xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch (hàng năm và dài hạn), dự án về phát triển văn hóa, thể thao; cơ sở lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác có liên quan; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực phục vụ phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao.

Xác định cơ sở định hướng phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa và thể dục thể thao quốc gia đồng bộ, hiện đại, có một số công trình được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao mang tầm khu vực và châu lục; thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao có chất lượng cao phục vụ nhân dân; tăng cường quảng bá văn hoá, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; đưa trình độ một số môn thể thao trọng điểm nâng cao ngang tầm châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của châu Á và thế giới.

Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tổ chức lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, có trách nhiệm đảm bảo việc triển khai thực hiện các bước theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN, CHẤN ĐỘNG ĐỊA CẦU
Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ của Quân đội nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giành thắng lợi quyết định trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954. Tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng Công binh có Trung đoàn Công binh 151; Tiểu đoàn Công binh thuộc Cục Vận tải; ba đại đội công binh thuộc ba đại đoàn (Đại đoàn 308, Đại đoàn 312, Đại đoàn 316).

Nghệ thuật bảo đảm công binh cho Chiến dịch Điện Biên Phủ
Nặng lòng với nghiệp diễn

Với nhiều nghệ sĩ, việc được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật và với nghệ sĩ trẻ danh hiệu ấy trở nên cao quý, thiêng liêng hơn trong hành trình chinh phục, cống hiến, tiếp tục theo đuổi đam mê.

Nặng lòng với nghiệp diễn
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế

TIN MỚI

Return to top