ClockThứ Tư, 06/08/2014 07:21

Phía sau chạm mốc

TTH - Mặc dù có không ít những âu lo trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh nhưng vụ đông xuân vừa qua, năng suất lúa trên địa bàn đã lần đầu tiên chạm mốc 60 tạ/ha. Điều này đã được đánh giá cao trong sự phát triển ở lĩnh vực nông nghiệp, nhất là với việc tăng mức đóng góp đáng kể trong sản xuất nông nghiệp vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

Theo kế hoạch dự kiến nếu thời tiết thuận lợi, trên 24.900 ha diện tích lúa vụ hè thu trên địa bàn tỉnh sẽ được thu hoạch dứt điểm trước ngày 2-9 tới. Nếu các địa phương kiểm soát tốt tình hình sâu bệnh, sâu hại (dù ở mức độ thấp); tình hình chuột phá hoại ở một số trà lúa cũng như khắc phục được tình hình khô hạn cục bộ thì vụ hè thu cũng sẽ ít có rủi ro, tiếp tục đóng góp phần mình vào sự gia tăng sản lượng của ngành nông nghiệp tỉnh.

Tuy nhiên, có một vấn đề ở đây là, người dân vẫn chưa vui với việc được mùa khi điệp khúc mất giá vẫn là nỗi lo thường trực. Theo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách của HĐND tại kỳ họp vừa qua thì giá lúa khi kết thúc thu hoạch giảm khá mạnh (hơn 10%) so với đầu vụ khi chuẩn bị thu hoạch. Mặt khác, phần lớn diện tích lúa của tỉnh sử dụng giống Khang Dân nên giá bán càng thấp.
Thực ra, việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa cũng đã được triển khai trên địa bàn tỉnh với các loại như HT1, IRi 352, Hương Cốm 4, TH5, BT7, HT6, HC9, PC6, QR 1, BT7... Tuy nhiên, hầu như việc chuyển đổi này cũng còn mang tính thử nghiệm và chưa triển khai ra diện rộng với con số vào khoảng trên dưới 9.000 ha/50.000 ha lúa toàn tỉnh; sản lượng cũng chỉ vào khoảng 45.000 tấn so với sản lượng chung hàng năm là 300.000 tấn. Ngay trên địa bàn tỉnh, cũng đã có những diện tích lúa bị người dân chấp nhận bỏ hoang vì không sinh lời, ngay cả lấy công làm lãi. Chí ít thì vụ hè thu này, đã có gần 634 ha đất lúa không được triển khai trồng lúa. Mặt khác, dù chúng ta có các cánh đồng mẫu, có sự xuất hiện của một số giống lúa chất lượng cao như Hương Cốm, có một vài loại gạo truyền thống nhưng vẫn đang được xem là “khát” hàng vì cung không đủ cầu.
Thế nên, nhưng để có một thương hiệu cho gạo Huế thì có lẽ còn là cả một vấn đề, thậm chí hãy còn là một quá trình dài nếu thiếu sự đồng hành với người dân, hoặc có sự đồng hành nhưng thiếu quyết liệt để tạo ra một sự thay đổi cơ bản về chất trong sản xuất nông nghiệp, trên nhiều bình diện và kết nối khác nhau. Khi ấy, có thể việc trả lời cho câu hỏi phía sau chạm mốc là gì ở đây sẽ là sự thở phào...
Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân
Return to top