Philippines tính cách ngăn Bắc Kinh xây đảo trên Biển Đông
TTH.VN - Chính phủ Philippines đang cân nhắc đề ra các biện pháp tạm thời ngăn chặn hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh trên Biển Đông ngay sau khi Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) tuyên bố có thẩm quyền xem xét vụ kiện Trung Quốc.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima. (Ảnh: Inquirer)
Sau khi tham dự phiên điều trần thứ nhất của Philippines tại PCA, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima ngày 11/7 tuyên bố “nếu PCA tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông, chính phủ Philipines sẽ xem xét khả năng đề nghị tư pháp quốc tế cho áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại các khu vực tranh chấp”, báo MB của Philippines cho hay.
Báo MB cũng cho biết thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonia Carpio trước đó từng lập luận rằng Điều 290 trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển cho phép thực hiện các biện pháp như vậy.
Điều 290 ghi rõ nếu một vụ tranh chấp được đệ trình lên tòa có thẩm quyền xét xử theo đúng thủ tục, tòa án có thể đưa ra mọi biện pháp bảo đảm tạm thời phù hợp với từng tình huống, để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hoặc để ngăn những tổn lại lớn tới môi trường biển, trong khi chờ phán quyết cuối cùng.
“Hiện đội ngũ chuyên gia pháp lý của Philippines đang nghiên cứu khả năng này. Và nếu tòa phán quyết có thẩm quyền trong vụ việc này, đó chính là bước đi tiếp theo của Manila. Dù vậy, cũng cần thận trọng nghiên cứu”, bà Lima cho biết.
“Chúng tôi vẫn đang có những vấn đề cần vượt qua trong phiên điều trần về thẩm quyền của Tòa. Đó là vấn đề cơ bản và nền tảng. Đầu tiên, chúng tôi cần vượt qua vấn đề này”, Bộ trưởng Tư pháp Philippines nói.
Năm 2003, Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện của Philippines và khẳng định PCA không có thẩm quyền xem xét hồ sơ vụ kiện.
Hiện Tòa PCA đang xét xử vụ kiện của Manila đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh (kéo dài từ ngày 7/7-13/7), tòa tuyên bố để ngỏ khả năng cho Trung Quốc tham dự tiến trình tố tụng bất kỳ lúc nào. Việt Nam và một số bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc
Trước tòa, Ngoại trưởng Philippines lập luận trước Tòa trọng tài rằng Trung Quốc đang dùng "chiến thuật cắt lát", tạo "sự đã rồi" trên khắp Biển Đông. Ông cũng cho rằng vụ kiện này không chỉ quan trọng với Manila, mà còn với tất cả bên có tranh chấp trên Biển Đông và các thành viên của UNCLOS.
Phó phát ngôn tổng thống Philippines Abigail Valte cuối tuần trước cho biết phái đoàn nước này đã trình bày về các quan ngại trước tình hình môi trường và đánh bắt cá tại Biển Đông.
- Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng (09/02)
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7 (09/02)
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN (09/02)
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ (09/02)
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp (09/02)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
-
Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
- Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
- Tiền gửi tiết kiệm của dân Trung Quốc bằng GDP 8 nước ASEAN
- Ấn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
- WHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấp
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
- EU có thể tài trợ 50% cho đường ống dẫn khí giữa Tây Ban Nha và Pháp