Thế giới

Philippines trở thành “điểm nóng” dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á

ClockThứ Ba, 14/04/2020 15:25
Tính đến hết ngày hôm qua (13/4), ASEAN có tổng cộng 20.400 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Philippines đã trở thành "điểm nóng" dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á với số ca nhiễm mới đang gia tăng mạnh.

Khai mạc Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó với dịch COVID-19Cập nhật Covid-19: Thế giới thêm 67.893 ca mắc và 5.217 ca tử vongOPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng dầu kỷ lục để kiềm chế giá dầu lao dốcG20 chuẩn bị nhóm họp tìm các giải pháp ứng phó dịch COVID-19

Hiện có nhiều lo ngại về hệ thống y tế yếu của một số nước trong khu vực sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, buộc các quốc gia thành viên ASEAN phải áp dụng các biện pháp quyết liệt để đối phó với Covid-19.

Philippines trở thành "điểm nóng" dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Reuters

Tính đến cuối ngày 13/4, Philippines ghi nhận 4.932 ca mắc Covid-19, vượt qua Malaysia vốn liên tục dẫn đầu về tổng số ca nhiễm virus từ đầu dịch. Như vậy, Philippines trở thành quốc gia có số ca mắc bệnh cao nhất tại Đông Nam Á, và đứng thứ hai về số bệnh nhân tử vong, với 315 ca, chỉ sau Indonesia. Bộ Y tế Malaysia hôm qua cũng thông báo thêm 134 ca mắc mới, nâng tổng số người mắc bệnh ở quốc gia này lên 4.817 người và 77 người tử vong. Singapore tiếp tục chứng kiến tỉ lệ gia tăng ở mức 3 con số với 386 ca mắc mới, nâng số ca bệnh tại quốc gia này lên 2.918.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi người dân cần bình tĩnh và đoàn kết đối phó với bệnh dịch

“Tất cả chúng ta đều muốn bảo vệ cho sức khỏe cho bản thân mình và những người thân trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, lo sợ sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn và có thể tạo ra sự hoảng loạn hoặc làm mọi thứ trầm trọng hơn. Thay vào đó, chúng ta cần bình tĩnh, động viên và đoàn kết nhau vượt qua giai đoạn khó khăn và thách thức này”.

Các quốc gia có ca mắc Covid-19 thấp trong khu vực là Myanmar (39 ca), Lào (19 ca), Brunei (136 ca), Campuchia (122 ca)…

Diễn biến dịch bệnh tại ASEAN những ngày qua thực sự đáng lo ngại với các ca mắc mới và tử vong gia tăng nhanh chóng. Hiện có nhiều lo ngại về hệ thống chăm sóc y tế yếu tại một số quốc gia thành viên như Philippines hay Indonesia, khi số ca nhiễm thấp hơn rất nhiều so với ở Mỹ và Italy, nhưng tỷ lệ tử vong là khá cao, phản ánh năng lực hạn chế trong việc xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân. Bộ Y tế Malaysia hôm qua cho biết, nước này chỉ còn lượng thiết bị bảo hộ y tế (PPE) đủ dùng trong 2 tuần để phân phát cho tất cả các bệnh viện. Cơ quan này kêu gọi người dân đóng góp thiết bị để đội ngũ y tế tiếp tục chiến đấu chống dịch một cách an toàn. 

Xét nghiệm trên quy mô lớn đang là biện pháp được nhiều nước ASEAN áp dụng, nhằm phát hiện và cách ly sớm những người mắc bệnh, tránh lây lan bệnh dịch. Giới chức thủ đô Manila, Philippines hôm qua cho biết bắt đầu mở rộng quy mô xét nghiệm, trong khi Malaysia cũng tăng quy mô xét nghiệm lên gấp ít nhất 4 lần so với trước đây. Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố, nước này có thể tiến hành hơn 10.000 xét nghiệm PCR trong một ngày với các nguồn cung cấp thiết bị đang được bổ sung từ nước ngoài. Thái Lan cũng lập một hệ thống xét nghiệm di động tại Bangkok giúp sớm phát hiện các trường hợp mắc bệnh.

Phó Thị trưởng Bangkok Sophon Pisutthiwong cho biết: “Thay vì chờ đợi, chúng tôi sẽ quyết liệt tiếp cận từng người dân và xác định các trường hợp nghi ngờ, yêu cầu họ xét nghiệm. Nếu có kết quả, chúng tôi sẽ đưa họ đi điều trị và cách ly để hạn chế virus có thể lây lan nhanh”.

Ngăn chặn nguy cơ dịch Covid-19 lây lan trên diện rộng khiến tình hình mất kiểm soát, Chính phủ Thái Lan cũng quyết định là hoãn kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran hay còn gọi là Lễ hội té nước. Thời gian nghỉ bù sẽ được công bố sau. Chính phủ Campuchia cũng yêu cầu tất cả các cán bộ, công nhân viên và người lao động đều phải đi làm, không được nghỉ Tết cổ truyền trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Singapore cũng cho biết bắt đầu giải ngân các quỹ hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Theo đó, đến 90% số người Singapore trưởng thành sẽ được nhận khoản hỗ trợ một lần trị giá 600 SGD (khoảng 422 USD) qua tài khoản ngân hàng vào ngày hôm nay. Những người còn lại sẽ được nhận trước ngày 28/4 hoặc được nhận bằng séc từ ngày 30/4 trở đi.

Các nước ASEAN đang nỗ lực để bảo vệ cuộc sống của người dân trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, Covid-19 là mối đe dọa chung và sức chống đỡ của khối sẽ mạnh mẽ hơn nhiều nếu các quốc gia  thành viên ASEAN đoàn kết để đẩy lùi dịch bệnh cũng như đảm bảo sự phục hồi nhanh giai đoạn hậu Covid. Hội nghị cấp cao ASEAN và ASEAN+3 trực tuyến diễn ra hôm nay sẽ là cơ hội để các nước cùng chung tay trong cuộc chiến đối phó với Covid-19. 

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Nikkei Asia trước thềm một hội nghị thượng đỉnh ba bên lịch sử ở Washington vào tuần tới, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ hợp tác cùng nhau trong các lĩnh vực như chất bán dẫn, số hóa, các mạng lưới truyền thông, năng lượng sạch và khoáng sản quan trọng.

Nhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top