ClockChủ Nhật, 04/02/2018 06:49

Philippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia

TTH.VN - Trước tình hình như hiện nay, ông Enrique Domingo bày tỏ mối lo ngại rằng “mọi người đang có tâm lý hoảng sợ đối với tất cả các loại vaccine phòng chống bệnh tật”.

Singapore công bố bộ dụng cụ xét nghiệm sốt xuất huyết trong 10 phútSau siêu bão, Fiji lo sợ bùng phát dịch sốt xuất huyết và ZikaẤn Độ: 20.000 người nhiễm sốt xuất huyết trong vòng 5 nămTrung Quốc: Hơn 1.000 người bị mắc sốt xuất huyết trong 1 ngàyPhilippines – quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận vaccine sốt xuất huyết

Muỗi là tác nhân chính làm lây lan bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: BBC

Hãng tin BBC ngày 3/2 dẫn lời Thứ trưởng Y tế Philippines Enrique Domingo cho biết, nhiều bậc phụ huynh từ chối cho con tiêm phòng tất cả các chủng bệnh có thể phòng ngừa được bao gồm: thủy đậu, bại liệt và uốn ván sau những lo ngại từ vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết Dengvaxia bị tình nghi khiến 14 trẻ em thiệt mạng hồi đầu năm vừa qua.

Được biết, mỗi năm bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng đến 400 triệu người trên thế giới, trong đó Dengvaxia là loại vaccine đầu tiêu được ghi nhận là có khả năng phòng chống căn bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), muỗi là tác nhân chính làm lây lan căn bệnh này trong cộng đồng dân cư. Tại châu Á và châu Mỹ La tính, ước tính có nhiều trẻ em đã thiệt mạng do mắc phải các biến chứng nghiêm trọng do sốt xuất huyết gây nên.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia và nhận định từ phía nhà sản xuất Sanofi, Dengvaxia có tác động rất tốt đối với những cá nhân đã từng nhiễm virus trước đó, song đối với những người chưa từng mắc bệnh sốt xuất huyết, loại vaccine này có thể sẽ làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trước tình hình như hiện nay, ông Enrique Domingo bày tỏ mối lo ngại rằng “mọi người đang có tâm lý hoảng sợ đối với tất cả các loại vaccine phòng chống bệnh tật”. Cụ thể, tỷ lệ tiêm phòng một số chủng bệnh có thể phòng chống được đã giảm xuống còn 60%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu vào khoảng 85% đã được đề ra trước đó.

Mặc dù các nhà bệnh lý học thuộc Bệnh viện đa khoa Philippines đã thực hiện một cuộc thăm dò lâm sàng và khẳng định vaccine Dengvaxia không phải là tác nhân khiến 14 trẻ em tử vong, song điều này vẫn không làm thay đổi cái nhìn tiêu cực của đa số các bậc phụ huynh đối với tất cả các chủng vaccine hiện có trên thị trường .Trong một khuyến cáo mới nhất, tổ chức WHO nhấn mạnh “Trước khi một cuộc tổng kiểm tra được tiến hành, Dengvaxia chỉ nên được sử dụng với các cá nhân đã từng nhiễm virus trước đó”

Đan Lê (Lược dịch từ BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PAHO: Số ca sốt xuất huyết tăng gần 50% ở châu Mỹ, gây ra “tình trạng khẩn cấp”

Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) - một cơ quan của LHQ, mới đây cho biết đã xác nhận hơn 5,2 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trên khắp châu Mỹ trong năm nay, tăng hơn 48% so với 3,5 triệu trường hợp mà nhóm này báo cáo vào cuối tháng trước và cao hơn 2,5 lần so với mốc kỷ lục 2 triệu ca nhiễm được ghi nhận trong cả năm 2023.

PAHO Số ca sốt xuất huyết tăng gần 50 ở châu Mỹ, gây ra “tình trạng khẩn cấp”
Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất

Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) đang cảnh báo nguy cơ về một đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất từ trước đến nay ở Trung và Nam Mỹ khi số ca nhiễm sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở khu vực này đã vượt quá 3,5 triệu người, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có hơn 1.000 ca tử vong.

Sốt xuất huyết ở Trung và Nam Mỹ có nguy cơ thành đợt bùng phát nghiêm trọng nhất
Return to top