ClockChủ Nhật, 18/03/2018 18:09

Phố sáng & phố sống

TTH - “Mình thấy thật tiếc quá. Có một dãy công trình kiến trúc thật đẹp bên bờ sông Hương đoạn từ cầu Trường Tiền đến cầu Mới (cầu Phú Xuân) nhưng hoạt động sao cứ lặng lẽ, nhất là buổi tối – một người bạn nói với tôi – Phải như ở Sài Gòn nơi mình đang sống, mọi thứ sẽ khác ngay và mọi không gian sẽ được tận dụng tối đa chứ không lãng phí như vầy đâu...”

Phục hồi, thí điểm cầu Trường Tiền thành phố đi bộPhục hồi hệ thống bao lơn cầu Trường Tiền: Hợp lòng dân

Câu chuyện về sự lãng phí như anh vừa đề cập, chắc còn nhiều thứ để bàn và trao đổi. Song tôi vẫn thấy giật mình khi đúng là mình cũng đã chẳng mấy để tâm đến một chuỗi không gian văn hóa cả trong một khoảng thời gian khá dài. Có những điều mình thấy bình thường, và nhìn nó như một sự bình thường vì đã quá quen với nhịp điệu bình thường như vậy, đến khi có ai đó có một cách nhìn khác, một đề nghị khác mới nhận ra có những cơ hội nhẽ ra sẽ tốt hơn nhiều, cho cả cộng đồng.

Không rõ vì chưa có thông tin, thế nên tôi cũng cứ băn khoăn và tiếc hoài không gian dễ thương ở địa chỉ 15 Lê Lợi, nơi đã từng hiện danh là làng nghề Huế sẽ được tổ chức lại như thế nào, làm gì. Lòng thật cứ thắc mắc hoài điều đó khi chưa thấy có một sự khởi động nhẹ nào để nghĩ đến một sự thay đổi công năng mới và nghĩ đến những lần dẫn bạn bè vào đó xem một cuộc triển lãm đương đại, hay đơn thuần chỉ là uống một tách cà phê, mua một vài cuốn sách hay vài ba món quà đan lát nho nhỏ có xuất xứ từ làng Bao La, vài cành sen giấy của làng hoa Thanh Tiên...

Những công trình trên đoạn đường mà bạn tôi nhắc đến, có lẽ bây giờ là sự tập trung nhiều nhất về những kiến trúc Pháp cũ còn hiện diện tại Huế. Hàng ngày, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Bảo tàng Văn hóa Huế vẫn mở cửa. Nhà trưng bày Điềm Phùng Thị - nơi trước đó là Trung tâm Festival Huế đang trong quá trình tu sửa để kịp đưa vào hoạt động trước Festival Huế 2018. Nếu kể về không gian văn hóa trên tuyến này, còn có thêm Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán, nơi vẫn thường đón khách ghé thăm và tìm hiểu...

Ngoại trừ Nhà hàng Festival Huế luôn sáng đèn khi đêm về, và thi thoảng có những suất diễn của câu lạc bộ ca Huế thính phòng trong lòng Bảo tàng Văn hóa Huế, tiếc (lại tiếc) là đêm về, đoạn đường này quá tĩnh, dù con đường ngay sau lưng đã trở thành phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Dù không gian đẹp, và có thể trở thành một nơi tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật rất sinh động nhưng có lẽ, do những điều kiện chủ quan và khách quan, hoặc có thể chưa tìm được một phương thức hợp lý, nên có địa chỉ trở thành điểm giữ xe ban đêm.

Những nơi đó sẽ thật sự sống động khi đêm về nếu trở thành không gian cho các văn nghệ sĩ sáng tạo, trình diễn, nhất là khi lâu nay, hoạt động của chúng tôi thường chỉ co cụm ở một vài triển lãm cá nhân, lui vào xưởng vẽ; ca sĩ, diễn viên sân khấu kịch, múa... cũng ít đất diễn – một người hoạt động trong giới văn nghệ sĩ chia sẻ. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi cùng trao đổi tựu chung vẫn là có một cơ chế xã hội hóa, mở cửa thu hút sự đầu tư và phối hợp và quản lý, giám sát lẫn nhau để cùng hướng tới đạt tới một không gian văn hóa đúng nghĩa, có chất lượng.

Câu chuyện này, có lẽ cũng chỉ đề nghị về việc tổ chức một không gian phố “sáng” và phố “sống” trong việc chuỗi hoạt động đang được tỉnh kỳ vọng để xây dựng một thành phố du lịch “sáng và sống”.

MINH HÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ hồ sơ quý “biểu tượng xứ Huế” hồi hương

Một bộ hồ sơ thiết kế cầu Trường Tiền vô cùng quý giá được một người phụ nữ Việt kiều Mỹ gốc Huế - bà Trương Thị Thanh Hương, “đấu giá” thành công và đưa về Huế. Những trang giấy dù đã úa màu thời gian nhưng những nét chữ, trang vẽ trên đó ít nhiều cho hậu thế biết thêm hình hài chiếc cầu làm nên biểu tượng cho xứ Huế.

Bộ hồ sơ quý “biểu tượng xứ Huế” hồi hương
Huế thương hoài

Có những người, tưởng như đã rất quen, đã thuộc nhau tới từng ánh mắt, nụ cười, bỗng chốc lại thấy có nét gì đó là lạ. Chính cái trạng thái lạ mà quen ấy khiến mối quan hệ càng thêm hấp dẫn, bền lâu. Với một vùng đất cũng vậy, như là Huế chẳng hạn.

Huế thương hoài
Mùa thu rơi trên sông

Tôi thích ngắm viễn cảnh của sông Hương lúc ban mai. Đó đúng là một viễn cảnh thật huy hoàng theo đúng nghĩa đen của nó.

Mùa thu rơi trên sông
Chớm hạ

Chiều tối qua có cơn mưa bất chợt trở lại. Phố ướt át như kiểu dùng dằng không nỡ chuyển mùa. Thế mà buổi sáng bầu trời như có ai vẩy chiếc chổi lông quét sạch mây xám. Sương rất nhẹ, mơ hồ như hơi ấm bình minh làm chiếc áo lụa mong manh ấy tan cùng những gợn sóng sông Hương.

Chớm hạ
Return to top