ClockThứ Sáu, 05/08/2016 19:15

Phó Thủ tướng: Đổi mới giáo dục cần kiên trì nguyên tắc

TTH - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đổi mới giáo dục có những bước trung gian, cần kiên trì tuân thủ nguyên tắc “bất di, bất dịch” về triết lý giáo dục, phù hợp với xu thế của thế giới.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017, sáng 5/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá năm học vừa qua ngành giáo dục cũng như các địa phương đã dành sự quan tâm rất lớn, làm nhiều việc cụ thể, thực hiện chủ trương coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, triển khai Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đề cập những thay đổi tích cực trong kỳ thi THPT quốc gia qua 2 năm (2015, 2016) như giảm từ 4 đợt thi xuống 1 kỳ thi, tổ chức ở tất cả các địa phương, Phó Thủ tướng cho rằng việc đổi mới thi cử cần phải tiếp tục đến bước cuối cùng theo đúng xu thế quốc tế, phổ thông là phổ thông, các trường đại học tự chủ tuyển sinh.

“Tuy nhiên, chúng ta phải thống nhất quan điểm việc đổi mới giáo dục, đào tạo chắc chắn không làm ngay được tất cả trong một lúc và cần có bước, khâu trung gian chuyển đổi với những điểm tốt, có lợi và cả bất cập, hạn chế”, Phó Thủ tướng nói và lưu ý “các bước đi cụ thể” phải tuân thủ nguyên tắc “bất di, bất dịch” đã được nêu trong Nghị quyết 29 như: Triết lý giáo dục là khai mở trí tuệ, tu dưỡng nhân văn của con người, hun đúc lòng yêu nước, tinh thần dân tộc kết hợp với ý thức công dân toàn cầu; phù hợp với xu thế của thế giới về thi cử, nhận xét, đánh giá học sinh thay cho chấm điểm, các mô hình giáo dục mới, định hướng phân luồng...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng các bước đổi mới giáo dục phải phù hợp với điều kiện của đất nước.

Đơn cử như chủ trương cấm dạy thêm, học thêm của ngành giáo dục, Phó Thủ tướng cho rằng bên cạnh việc khắc phục bất cập, hạn chế liên quan đến thi cử, tâm lý xã hội, kể cả tính gương mẫu của giáo viên, thì cần phải có đủ trường, lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày. Nếu làm được như vậy thì áp lực dạy thêm, học thêm cũng bớt đi.

Tương tự, đối với việc thực hiện tự chủ ở các trường đại học cũng cần có các điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi dài hạn, lãi suất thấp để các trường đầu tư, tự chủ về tài chính, cán bộ, chương trình đào tạo...

Phó Thủ tướng mong muốn ngành giáo dục quán triệt tinh thần “thực sự coi học sinh là trung tâm” từ những việc rất cụ thể như đổi mới khai giảng, cải tạo khu vệ sinh ở các trường học, rèn luyện tinh thần giáo dục kỷ cương, tự lập, yêu lao động.

“Chúng ta phải quyết tâm làm đúng với tinh thần vì các cháu với triết lý, với mục tiêu phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất”, Phó Thủ tướng nói.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới

Ngày 30/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 115 chiến sĩ mới dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Phòng Truyền thống BĐBP tỉnh. Đây là một trong những hoạt động giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ; đặc biệt là chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2024.

Giáo dục truyền thống cho chiến sĩ mới
Return to top