ClockThứ Bảy, 08/04/2017 08:21

Phó Thủ tướng đón mừng Tết Chol Chnam Thmay cùng đồng bào Khmer

TTH.VN - Ngày 7/4 tại Sóc Trăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ dự buổi gặp mặt cán bộ, chư tăng, tăng sinh, học sinh, sinh viên, gia đình chính sách là người dân tộc Khmer để đón mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2017.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự buổi gặp mặt cán bộ, chư tăng, tăng sinh, học sinh, sinh viên, gia đình chính sách là người dân tộc Khmer để đón mừng Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay 2017

Những ngày này, đồng bào, chư tăng Khmer ở khắp các phum, sóc đang cùng nhau chúc phúc, mừng tuổi, báo hiếu, báo công, cầu mong sang năm mới có một cuộc sống an khang, thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết năm 2016 và quý I/2017, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn nhưng kinh tế-xã hội vùng Tây Nam Bộ tiếp tục có bước phát triển khá cả về tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, xuất khẩu, thu ngân sách địa phương, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh, chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo tiếp tục được giữ gìn và phát huy.

Phó Thủ tướng cho rằng, có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể các cấp, các đồng chí cán bộ, chiến sĩ, các vị sư sãi, Acha (người cao tuổi, am hiểu phong tục, tập quán truyền thống và có uy tín cao trong cộng đồng người Khmer - BT) và các tầng lớp nhân dân trong vùng, trong đó có đồng bào Khmer.

Nhờ đó, diện mạo của vùng đồng bào Khmer ngày càng đổi mới; đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; trình độ dân trí được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước có nhiều tiến bộ; hệ thống chính trị trong vùng dân tộc Khmer không ngừng được củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer tăng dần hằng năm về số lượng và chất lượng; truyền thống đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng có đồng bào Khmer được giữ vững.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng vùng Tây Nam Bộ nói chung, vùng dân tộc Khmer nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức cần được tháo gỡ, giải quyết. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển; tốc độ tăng trưởng kinh tế, sản xuất nông, lâm, thủy sản đang chững lại; hoạt động của doanh nghiệp chưa sôi động, thu nhập, việc làm và đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tình hình an ninh, chính trị ổn định, nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer và Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước có nhiều mặt tiến bộ, nhưng vẫn còn một số khó khăn, bất cập cần được quan tâm hơn nữa, nhất là công tác Phật sự và công tác giảng dạy, học tập thuộc hệ thống giáo dục, đào tạo của Phật giáo Nam tông Khmer;…

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kêu gọi toàn thể đồng bào, các vị chư tăng là người dân tộc Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; nâng cao tinh thần tự lực vươn lên, quyết tâm vượt qua khó khăn để mọi người, mọi nhà đều có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đồng thời, đồng bào, các vị chư tăng tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới; nâng cao ý thức cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; các vị chức sắc Phật giáo Nam tông Khmer làm tốt công tác Phật sự và xây dựng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước ngày càng vững mạnh.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trong vùng thực hiện thật tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống cho đồng bào nhiều hơn nữa.

Từ nay đến ngày diễn ra Tết Chol Chnam Thmay, các tỉnh, thành phố trong vùng có kế hoạch thăm hỏi, động viên, kịp thời giúp đỡ các hộ Khmer nghèo, có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trọn vẹn Tết Chol Chnam Thmay trong không khí yên vui, đầm ấm, không để một người dân, một gia đình nào không có Tết. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án (DA), chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở các huyện vùng cao như Nam Đông, A Lưới đã mạnh dạn phát triển kinh tế, từ đó từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Trao sinh kế giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi, phát triển KT-XH

Chiều 27/12, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm và những kết quả tích cực Bộ Tài chính đã đạt được trong năm 2023.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi, phát triển KT-XH
Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sau gần 2 năm triển khai Nghị định 28 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 đã và đang hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, xóa nhà tạm giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số

Chiều 11/12, UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) huyện A Lưới lần thứ nhất.

Tôn vinh 50 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số
Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho lao động tự do được tham gia và hưởng chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động. Để chính sách an sinh này đến với người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số (DTTS), BHXH 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới đã đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận với các chính sách của Nhà nước.

Đưa bảo hiểm đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Return to top