ClockThứ Năm, 02/02/2017 06:49

Phó Thủ tướng Thường trực gặp mặt cựu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày

TTH.VN - Ngày 31/1, nhân dịp đầu Xuân, tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TPHCM, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã dự buổi họp mặt với đại diện cựu chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tham dự.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói chuyện với các đồng chí cựu chiến sĩ cách mạng Việt Nam từng bị địch bắt tù đày

Trong không khí của những ngày đầu Xuân năm mới, gần 150 cựu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày đã bày tỏ với nguyên Chủ tịch nước và Phó Thủ tướng Thường trực niềm vui mừng trước sự phát triển của đất nước trong năm qua, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, hình ảnh và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng lên.

Nhiều đại biểu cũng trình bày những mong muốn, tâm huyết đối với Đảng và Nhà nước về một số vấn đề như xây dựng Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; chế độ chính sách với người có công, trong đó có các cựu chiến sĩ cách mạng bị tù đày đang còn sống; quan tâm đầu tư, tôn tạo những di tích lịch sử để góp phần giáo dục thế hệ trẻ...

Tại buổi họp mặt, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định những đóng góp to lớn của các cựu chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày trong kháng chiến. Trong giai đoạn xây dựng đất nước, nhiều đồng chí tiếp tục có những đóng góp to lớn trên nhiều cương vị và lĩnh vực khác nhau.

Phó Thủ tướng cho biết ông rất vui mừng khi được tham dự buổi gặp mặt và nhất là khi thấy các cựu chiến sĩ cách mạng mặc dù tuổi cao, bị tù đày nên sức khỏe không còn tốt nhưng vẫn tiếp tục quan tâm theo dõi tình hình của đất nước, có nhiều ý kiến tâm huyết có giá trị với Đảng, Chính phủ.

Đối với những kiến nghị của các cựu chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng đây là những ý kiến rất xác đáng và cho biết sẽ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng xem xét sớm, nhất là về chính sách đối với các đồng chí từng bị địch bắt, phải chịu tù đày.

Về những góp ý liên quan đến công cuộc phòng, chống tham nhũng và lãng phí, Phó Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ cũng đang chỉ đạo quyết liệt với phương châm không có vùng cấm, xử lý nghiêm bất cứ cá nhân nào có liên quan, nhằm xây dựng một Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ nhân dân.

Theo Phó Thủ tướng, việc quan tâm trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, trong đó có những nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng, nơi thể hiện tội ác của thực dân đế quốc, là rất cần thiết. Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư, làm dày thêm các tư liệu, hiện vật và có những chính sách thiết thực tạo điều kiện cho các cựu chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày và người dân đến tham quan, qua đó giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Nhân dịp năm mới, Phó Thủ tướng mong muốn các cựu chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày tiếp tục giữ vững tinh thần cách mạng, có niềm tin vững chắc vào tương lai đất nước và chúc các đồng chí cùng gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. 

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

Ngày 1/4, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII, 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng
KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH (1/1/1914 - 1/1/2024)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế

Sinh thời đồng chí Nguyễn Vịnh - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh không chỉ là nhà hoạt động chính trị xuất sắc, vị tướng quân đội mưu lược tài năng, mà còn là một nhà báo cách mạng bậc thầy, một cây bút chính luận sắc bén. Ông đã luận giải được những câu hỏi nóng bỏng từ đồng ruộng đến chiến trường, từ cơm áo người nông dân đến chiến lược đánh giặc giữ nước. Đồng chí có nhiều bí danh, bút danh như: Trường Sơn, Phan Chinh, Bích, Triều Dương, Hà, Sáu Di, Sáu, Ý, Thao, Hạ sĩ Trường Sơn ký dưới nhiều tác phẩm sách, báo… được đông đảo bạn đọc ngưỡng mộ.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên Huế
Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2023)
Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.

Vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười
Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

Đầu tháng 6 năm 1946, suốt mấy hôm liền, Nha Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ đã cho chiếu tại Nhà Đại chúng (Trụ sở Hội Quảng tri cũ đóng ở đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) ở Thuận Hóa hai cuốn phim “Sức sống của 25 ngàn dân Việt trên đất Pháp” và “Cuộc tiếp đón phái bộ Phạm Văn Đồng của Việt kiều ở Pháp”. Đêm cuối cùng hai cuốn phim này được đem ra chiếu giữa trời tại vườn hoa Nguyễn Hoàng, đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiếu hai cuốn phim đã thu hút hơn một vạn người đến xem, đứng kín cả công viên và tràn ra đường phố.

Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế
Return to top