ClockThứ Sáu, 30/09/2016 14:02

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” Cục Sở hữu trí tuệ

TTH.VN - Ngày 29/9, làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu thay đổi mạnh mẽ cách làm, quy trình, thủ tục, cơ chế thẩm định, thực thi để tạo ra bước bứt phá, thúc đẩy sáng tạo quốc gia, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước.

Báo cáo với Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Việt Thanh, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết trong giai đoạn 2011-2015, Cục đã nhận được 390.876 đơn hoặc yêu cầu các loại, đã xử lý được 338.387 đơn, còn tồn đọng hơn 50.000 đơn.

Lượng đơn nộp vào Cục SHTT liên tục gia tăng, bản chất đơn ngày càng phức tạp, thời gian tra cứu để thẩm định đơn ngày càng lâu, trong khi đó các điều kiện để phục vụ công tác thẩm định đơn (quy trình, thủ tục, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng thông tin, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu, v.v...) chưa được cải thiện trong một thời gian dài đã dẫn đến việc tồn đọng một lượng đơn không nhỏ. Trong khi đó, vướng mắc về cơ chế tài chính, mức phí nhiều năm không thay đổi khiến đơn vị không có nguồn lực đầu tư, đổi mới.

Ghi nhận những khó khăn trên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh có rất nhiều bất cập có thể tháo gỡ bằng cơ chế; tinh thần là nghiên cứu, học theo cách làm của thế giới.

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh những vướng mắc về cơ chế, công tác chỉ đạo chung thì hoạt động của bản thân Cục SHTT chưa tốt ngay ở việc nhỏ nhất là giải quyết thông thoáng, minh bạch từ việc thẩm định, cấp văn bằng chứng nhận đến thực thi bảo hộ quyền SHTT.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu trước hết Cục SHTT phải xem xét, rà soát lại toàn bộ quy trình, thủ tục. “Quy trình ngày xưa có mấy chục đơn, trăm đơn mình làm như vậy nhưng bây giờ mình tăng số người nhưng số đơn tăng nhanh hơn và tới đây tiếp tục tăng thì chắc chắn cách làm phải thay đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các nước như sử dụng kết quả thẩm định của nước ngoài, huy động các tổ chức đại diện thẩm định hồ sơ xin cấp quyền bảo hộ...”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về tài chính, Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề cốt lõi. Quy định mức chi phí thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ SHTT không được phân biệt đối xử nhưng cần có cơ chế phù hợp với nguyên tắc của WTO để hỗ trợ các đối tượng trong nước. Còn đối với DN lớn, người nước ngoài, điều bức xúc nhất không phải là mức phí mà là minh bạch, thời gian, khả năng thực thi quyền bảo hộ SHTT.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý đến vấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý SHTT nhằm rút ngắn quy trình, thủ tục, bảo đảm công khai minh bạch, “ai nộp trước, xử lý trước, ai nộp sau xử lý sau và biết hồ sơ mình nằm ở đâu”.

Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng hệ thống sáng tạo quốc gia của Việt Nam sẽ được nâng lên, thực hiện được quyết tâm đến năm 2020 Việt Nam vươn lên đứng thứ 2 ASEAN về lĩnh vực SHTT.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ

Sáng 4/4, diễn giả Nguyễn Trung Dân, Phó giáo sư của Trường đại học Arizona Mỹ có buổi talkshow, chia sẻ với giảng viên, sinh viên và học sinh Trường đại học Khoa học, Đại học Huế với chủ đề “Chip bán dẫn – Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ”

Chip bán dẫn - Cốt lõi của kỷ nguyên công nghệ
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

TIN MỚI

Return to top