ClockThứ Năm, 22/12/2016 09:15

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì họp Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

TTH.VN - Chiều 21/12 , Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia họp phiên thường kỳ quý IV/2016 do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.

Hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao việc điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ và sự phối hợp giữa hai chính sách này trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Kết quả này đáng quý trong điều kiện kinh tế, chính trị thế giới có những diễn biến khó đoán định như Brexit, Fed tăng lãi suất vào cuối năm...

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: “Đây là những kết quả đáng ghi nhận, trong đó có vai trò của các ngành tài chính, ngân hàng và các bộ, ngành liên quan, trong đó có cả vai trò của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia”.

Các thành viên hội đồng đều nhất trí đề nghị Chính phủ quyết liệt thực hiện cơ cấu lại 5 lĩnh vực theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội là cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, khối doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, thu chi ngân sách gắn với bảo đảm an toàn nợ công và cơ cấu lại hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng thấp hơn mục tiêu đặt ra là 6,7%, chủ yếu là do sụt giảm tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng nhưng động lực tăng trưởng tiếp tục được duy trì và hoàn toàn có khả năng đạt được mức tăng trưởng của nền kinh tế từ 6,3-6,5%. Về tài khóa, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cũng sẽ đều đạt dự toán Quốc hội giao kể cả ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương.

Các thành viên hội đồng cũng lưu ý các vấn đề về tăng trưởng toàn cầu, thương mại quốc tế cộng với xu hướng bảo hộ thương mại, chủ nghĩa dân tộc, dân túy, chính sách giảm giá đồng tiền quốc gia sẽ có tác động tiêu cực tới tăng trưởng xuất khẩu. Tiếp nữa là những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp khó khăn, dư địa cho tiền tệ và tài khó còn rất hạn hẹp, có thể khó khăn hơn so với cả năm 2016 cũng là gánh nặng cho điều hành vĩ mô của Chính phủ.

Để điều hành hiệu quả chính sách tài khóa và tiền tệ trong thời gian tới, các thành viên Hội đồng kiến nghị Chính phủ điều hành tài khóa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính hàng năm mà trọng điểm là cơ cấu lại chi ngân sách và nâng cao hiệu quả đầu tư công, chi tiêu công.

Đối với chính sách tiền tệ, Chính phủ, NHNN tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt và đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô hàng đầu, tăng cường niềm tin vào VND, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chính sách tài khóa và tín dụng. Tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất. NHNN tính toán cung tiền có mức độ phù hợp với diễn biến kinh tế và các mục tiêu chính sách của Chính phủ; phân biệt rành rọt chính sách tín dụng và tài khóa trong điều hành.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Hội đồng tiếp tục theo sát và đánh giá kỹ tình hình kinh tế trong nước và thế giới để có ý kiến góp ý tới lãnh đạo Chính phủ và Chính phủ khi điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính

Tăng hiểu biết cho người dân, nhất là đối tượng người yếu thế, người già, phụ nữ, các đối tượng chính sách, người dân vùng sâu, vùng xa… về tài chính không chỉ tăng khả năng tiếp cận tín dụng giúp họ độc lập trong phát triển kinh tế, mà còn giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính.

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn trong tiếp cận thông tin tài chính
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

TIN MỚI

Return to top