ClockThứ Bảy, 28/11/2015 14:09

Phối hợp chặt chẽ khi phân luồng hướng nghiệp

TTH - Để tránh tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", sinh viên ra trường không có việc làm trong khi đó các trường nghề đìu hiu người học… việc phân luồng hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (THCS, THPT) là rất cần thiết và cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Đó là ý kiến chung của nhiều đơn vị tham gia tại hội thảo "Công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT" vừa được Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức.

Học viên học nghề tại Trung tâm Giới thiệu việc làm và dạy nghề Hội LHPN tỉnh

Trên 80% học sinh có nguyện vọng vào đại học

Những năm gần đây, công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT được nhiều trường quan tâm thực hiện. Tiêu biểu, Trường THPT Phan Đăng Lưu (Phú Vang), hàng năm tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu những doanh nhân thành đạt, những nghệ nhân giỏi trên các lĩnh vực để học sinh có cơ hội hỏi đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà mình quan tâm. Hoặc thay vì tư vấn, định hướng lý thuyết suông, Đoàn trường lại tổ chức các hội thi trắc nghiệm tìm hiểu các ngành, nghề đào tạo theo hình thức rung chuông vàng tạo hứng thú, thu hút học sinh tham gia.
Đoàn trường THPT Nguyễn Huệ (TP Huế) thì đưa ra các chủ đề cho học sinh thảo luận về ngành nghề mà các em hướng đến. Qua đó, thầy cô giáo gợi mở, và định hướng để học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
Nhiều phụ huynh đã có cái nhìn khách quan trong định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Anh Nguyễn Ngọc Khánh, phường Thủy Xuân (TP Huế) trải lòng: “Rút kinh nghiệm từ đứa con trai đầu, vợ chồng tôi cứ thúc ép con thi đại học cho bằng bạn bè, dẫu sức học của con hơi đuối. Trầy trật mãi con cũng vào được đại học sau 2 lần thi, nhưng ra trường được 3 năm vẫn chưa xin được việc làm. Cháu thứ hai vừa tốt nghiệp xong lớp 12, khi con bày tỏ muốn học nghề đầu bếp tại Trường cao đẳng Nghề Du lịch Huế, tôi đồng ý ngay”. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, hiện nay nhờ được tư vấn hướng nghiệp, nhiều em tự chọn cho mình một nghề phù hợp thay vì thi đại học, thậm chí có em biết được năng lực của bản thân, được ủng hộ của cha mẹ nên đã học nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS.
Tuy nhiên, con số như vậy không nhiều. Bằng chứng số lượng học sinh đăng ký tham gia học nghề rất thấp, hầu hết các trường nghề không đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Qua khảo sát của Trung tâm dạy nghề Thanh niên tỉnh, trên 80% học sinh có nguyện vọng thi bằng được đại học, bất cứ ra trường có xin được việc làm hay không. Chưa kể, đa phần các bậc phụ huynh cũng có tâm lý muốn con thi vào đại học, còn học nghề chỉ là “chuột chạy cùng sào”. Thậm chí không ít phụ huynh áp đặt con lựa chọn nghề mà không cần biết năng lực và mong muốn của con.
Về phía nhà trường và các đơn vị tư vấn hướng nghiệp, công tác hướng nghiệp mặc dù đã có trăn trở nhưng quá trình triển khai vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Phần lớn đội ngũ giáo viên chưa có kinh nghiệm trong công tác tư vấn, hướng nghiệp. Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với công tác này. Tương tự, Ban chấp hành Đoàn trường cũng thiếu chuyên nghiệp, chưa nắm rõ từng đối tượng học sinh để tư vấn, hướng nghiệp, trong khi thời gian, kinh phí dành cho tư vấn, hướng nghiệp không nhiều. Chính cách tư vấn, chuyển tải thông tin chưa rõ ràng, cặn kẽ khiến học sinh lúng túng trong việc chọn nghề.
Đẩy mạnh phân luồng
Tại hội thảo hướng nghiệp, dạy nghề, tư vấn việc làm cho học sinh, sinh viên, biện pháp đề xuất chủ yếu vẫn là phân luồng học sinh, tư vấn cho từng nhóm tương ứng với từng ngành, giúp các em lựa chọn nghề phù hợp với mình.
Để việc phân luồng đạt hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm từ học sinh, phụ huynh, nhà trường và các doanh nghiệp tuyển dụng trong công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh. Trong đó, đối với cơ sở đào tạo, phải bám sát thị trường lao động và nguồn nhân lực, luôn tạo sự hấp dẫn về ngành nghề, nội dung, chương trình đào tạo. Đào tạo phải gắn với nhu cầu doanh nghiệp và mang tính thực tiễn cao. Công tác tư vấn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo phải hướng đến chuyên nghiệp để giúp học sinh không chỉ biết mà còn hiểu rõ về ngành, nghề đào tạo. Đối với các trường phổ thông, phải thực hiện tốt giờ giáo dục hướng nghiệp và tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh một cách đầy đủ về nghề nghiệp.
Thầy Võ Thanh Hải, Bí thư Đoàn trường THPT Phan Đăng Lưu chia sẻ: “Cần phân luồng các nhóm học sinh theo năng lực học tập và sở thích nghề nghiệp. Đưa ra mô hình kết nối 3 bên giữa gia đình – nhà trường – chuyên gia tư vấn, doanh nghiệp để tạo sự thống nhất trong định hướng cho học sinh, tránh gây hoang mang cho học sinh. Ngoài ra, cần tổ chức cho học sinh tham quan một số đơn vị sản xuất, trải nghiệm thực tế ở nhiều ngành nghề, giao lưu với các cựu học sinh thành đạt của trường, tạo động lực cho các em mạnh dạn chọn nghề mà mình thích, phù hợp năng lực bản thân”.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã thẳng thắn trao đổi: Các đơn vị cần tuyên truyền làm sao để phụ huynh lượng được sức học, năng lực, sở trường và nguyện vọng của con em mình để định hướng chọn ngành, nghề. Đối với doanh nghiệp, cần cung cấp thông tin về nhu cầu lao động ngành nghề và có thể đặt hàng đào tạo, giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Các trung tâm cần chủ động phối hợp với các trường phổ thông tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về hướng học, hướng nghiệp, mục đích giúp học sinh đánh giá đúng năng lực bản thân để lựa chọn hướng đi đúng đắn.
Bài, ảnh: HẢI THUẬN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam”

Lễ hưởng ứng “Ngày sách & Văn hóa đọc Việt Nam” năm 2024 với thông điệp “Sách hay cần bạn đọc” do Thư viện tổng hợp tỉnh, Trung tâm VH-TT&TT TX. Hương Thủy, Phòng GD&ĐT thị xã và Thị Đoàn Hương Thủy phối hợp tổ chức tại Trường TH&THCS Phú Sơn sáng 23/4.

Hưởng ứng “Ngày sách  Văn hóa đọc Việt Nam”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

TIN MỚI

Return to top