ClockThứ Năm, 16/03/2023 14:07

Phối hợp với chính quyền giải quyết kiến nghị người dân

TTH - Những bất cập phát sinh trong quá trình khai thác, hoạt động của mỏ đá vôi Phong Xuân (Phong Điền), đều được Công ty CP Xi măng Đồng Lâm phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết, đảm bảo quyền lợi các bên liên quan.

Sớm giải quyết đảm bảo quyền lợi người dânĐồng Lâm đồng hành xây dựng nông thôn mới

leftcenterrightdel
Khảo sát giải quyết kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng do nổ mìn tại mỏ đá 

Đầu năm 2023, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) đã có biên bản nghiệm thu hoàn thành thi công sửa chữa bức tường chuồng gà bị sập của hộ dân Thái Văn Nhớ (thôn Xuân Lộc, xã Phong Xuân) - nằm trong phạm vi 500m khu mỏ đá vôi Phong Xuân.

Để có được quá trình đi đến thống nhất về các hạng mục, kinh phí sửa chữa, thời gian thi công hoàn thành… Công ty Đồng Lâm đã nhiều lần tổ chức các buổi làm việc với hộ dân Thái Văn Nhớ dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương xã Phong Xuân.

Mỏ đá vôi Phong Xuân được đưa vào khai thác từ năm 2014 với tổng diện tích 2 giai đoạn là hơn 90ha. Trong đó, giai đoạn 2 có diện tích khoảng 35ha (hiện trạng chỉ còn đất và cây trồng do nhà cửa đã được di dời cùng với giai đoạn 1). Đến nay công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện di dời được 23/45 hộ có lăng mộ, còn cây trồng và tài sản trên đất thì Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phong Điền đang lập phương án đền bù.

Trước đó, vào ngày 12/12/2022, ông Thái Văn Nhớ phản ánh đến Công ty Đồng Lâm cùng UBND xã Phong Xuân về việc nổ mìn tại mỏ đá gây ảnh hưởng (sập tường ngăn) chuồng gà trong trang trại của gia đình ông. Cụ thể, hộ ông Nhớ cho rằng, tường ngăn chuồng gà của gia đình bị sập vào thời điểm nhà thầu khai thác mỏ Tân Việt Bắc tiến hành nổ mìn vào trưa ngày 12/12.

Ngay sau khi nhận được phản ánh, đại diện chính quyền địa phương, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm, nhà thầu khai thác mỏ Tân Việt Bắc đã có mặt ghi nhận và lập biên bản hiện trường để giải quyết kiến nghị của hộ dân.

Theo biên bản đối thoại giữa các bên liên quan ngày 22/12, Công ty Đồng Lâm đồng ý với đề xuất của ông Thái Văn Nhớ về việc thống nhất sửa chữa bằng hình thức xây mới toàn bộ 3 bức tường gồm phía đông, nam và bức tường ở giữa (đã sụp đổ do ảnh hưởng của việc nổ mìn) với tổng kinh phí hơn 20,5 triệu đồng.

Đồng thời, giao giám đốc phụ trách mỏ đá vôi Phong Xuân phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục khảo sát rạn nứt các hạng mục tại khu trang trại của ông Thái Văn Nhớ để xử lý. Riêng đối với đề xuất giảm lượng thuốc nổ trong quá trình nổ mìn tại khu mỏ, Công ty Đồng Lâm sẽ cho kiểm tra cụ thể để cân đối lượng thuốc nổ theo quy định.

Ông Nguyễn Bá Lành, Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho biết, hộ gia đình ông Thái Văn Nhớ nằm trong khu vực 500m ảnh hưởng của đê bao nên thuộc diện được hỗ trợ khi bị ảnh hưởng. Sau khi làm việc với các bên liên quan, gia đình ông Thái Văn Nhớ đã đồng ý với mức dự toán sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng và đến nay đã hoàn thành nghiệm thu công trình. Đối với các sự việc liên quan đến các kiến nghị của hộ dân từ nhiều năm nay, chính quyền xã luôn chủ trì, chứng kiến các cuộc họp lắng nghe nguyện vọng của các bên liên quan, đi đến thống nhất phương án hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như doanh nghiệp.

Ông Phạm Phước Hiền Hòa, Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất Công ty Đồng Lâm khẳng định, những năm qua, đơn vị luôn hỗ trợ người dân ở mức hợp lý, có tình có lý, có cơ sở phù hợp với thực tế bị ảnh hưởng và tiếp tục tham vấn ý kiến của chính quyền địa phương khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác mỏ đá vôi Phong Xuân.

Để giảm thiểu ảnh hưởng đến người dân, thời gian qua đơn vị đã điều chỉnh khu vực khai thác tịnh tiến về phía đê bao số 3 và tập trung tại trung tâm mỏ (cách vị trí khu vực cầu Cây Mưng 50m theo đúng kế hoạch khai thác đã được chấp thuận của của UBND tỉnh) nhằm giảm thiểu tác động, ảnh hưởng đến khu vực dân cư lân cận phía giáp cầu Cây Mưng.

Giảm lượng thuốc nổ tại các khu vực giáp đê bao xuống chỉ còn 1,5 tấn/bãi (giảm 50% so với quy định cho phép). Áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong khoan nổ mìn, sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện - phương án nổ mìn tiên tiến nhất hiện nay, tuyệt đối không sử dụng phương pháp nổ mìn tức thời và không tiến hành nổ mìn xử lý đá quá cỡ và tẩy mô đầu đá phía gần đê bao để giảm tiếng nổ, giảm rung chấn. Để lại các lớp đệm (lớp đất phủ) phía trên bề mặt để giảm thiếu đá văng và tăng cường chiều cao bua mìn, giảm chiều cao thuốc nổ để không xảy ra đá văng ra đê.

Công ty cũng đã nghiên cứu nhằm “canh” thời gian hướng gió phù hợp để nổ mìn (chỉ tiến hành nổ mìn khi hướng gió không thổi về phía nhà dân) đảm bảo khói bụi không bay vào phía nhà dân và tăng cường xe tưới nước đường chống bụi, lắp đặt thêm các hệ thống nước tưới nước đường cố định.

Đề xuất UBND huyện Phong Điền tăng cường tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến công tác di dời nhà dân cho các khu vực dân cư nằm ngoài phạm vi hàng lang an toàn nổ mìn (200m) hiện nay, để các hộ dân nắm và xử lý nghiêm các cá nhân cố tình xâm phạm trái phép vào khuôn viên mỏ của nhà máy, cố tình dựng lều trại trong phạm vi đất canh tác đã được Đồng Lâm hỗ trợ ngừng sản xuất hàng năm, gây cản trở công tác nổ mìn gây mất an toàn, an ninh trật tự và làm ảnh hưởng sản xuất của Đồng Lâm...

Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa

Ngày 27/3, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023 giữa Vùng 3 Hải quân với Ban Tuyên giáo các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phối hợp tuyên truyền biển, đảo có chiều sâu và sức lan tỏa
Return to top