ClockThứ Năm, 22/09/2016 14:40

Phòng chống bão lũ ở Phú Lộc: Chủ động, đi trước một bước

TTH - Là địa phương có bờ biển dài nhất tỉnh, nên mỗi mùa bão lũ đến công tác phòng chống ở Phú Lộc phải luôn đi trước một bước.

Đối với ngư dân ở các xã vùng biển huyện Phú Lộc, khi vào mùa mưa bão là cả một nỗi lo lớn. Những con người sống đời biển càng lo lắng hơn khi mỗi lần biển động. Đời ngư dân chỉ có chiếc thuyền làm vốn, nhưng nếu không được neo đậu an toàn, chỉ qua một con bão nhỏ thôi cũng có thể mất cả gia tài.

Cửa Lạch Giang chưa được khơi thông là nỗi lo của ngư dân Lộc Vĩnh

Ngày 28/7/2016, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt đầu tư dự án nạo vét, gia cố khắc phục tình trạng bồi lấp cửa biển Lạch Giang, với tổng mức đầu tư 6,62 tỷ đồng. Dự án nhằm đảm bảo an toàn cho hơn 160 tàu thuyền của người dân xã Lộc Vĩnh ra vào đánh bắt thủy hải sản, neo đậu tàu thuyền tránh trú bão và đảm bảo tiêu thoát lũ sông Lạch Giang.

Về Lộc Trì những ngày này thấy người dân vui mừng lắm, khi hay tin cửa biển Tư Hiền đã được khơi thông. Ông Trần Vinh, ngư dân có kinh nghiệm gần 30 năm đi biển hồ hởi: “Đời ngư dân lênh đênh trên biển với cái nắng, cái gió đã quá bình thường. Nhưng chỉ sợ “gia sản” của mình gặp chuyện khi vào mùa bão lũ. Do cửa biển Tư Hiền bị bồi lấp, nhiều năm qua, tàu thuyền chúng tôi phải vào neo đậu ở Đà Nẵng, dù ở xã có khu neo đậu lớn, những tàu lớn cả 1.000 CV cũng có thể tránh trú an toàn. Tàu một nơi, người lại một nơi, khi có bão vào, không biết tàu của mình ở trong đó có bị sao không, lo đến mất ăn mất ngủ. Chỉ cần nghe tin bão suy yếu thì bằng mọi cách phải vào ngay để xem tình hình”.

Trong khi ở Lộc Trì, Vinh Hiền, ngư dân yên tâm hơn trong mùa mưa vì cửa Tư Hiền khơi thông thì ở Lộc Vĩnh người dân lại âu lo vì cửa Lạch Giang chưa được nạo vét. “Tháng trước, bà con có nghe UBND tỉnh đã ký quyết định cấp kinh phí, ai cũng mong cửa biển được khơi thông trước mùa mưa bão. Nhưng không biết sao giờ vẫn chưa thấy thi công. Nhiều năm qua, ngư dân Lộc Vĩnh sợ nhất là khi đang đi đánh bắt, hay tin bão đến đưa tàu thuyền vào thì bị mắc cạn ngay ở cửa Lạch Giang. Sóng đập rất mạnh, tàu thuyền rất dễ bị chìm và bị vỡ”, ngư dân Phan Văn Dũng chia sẻ.

Theo người dân Lộc Vĩnh, như những năm trước, vào mùa mưa bão mà chưa kịp mang thuyền vào tránh trú thì nguy cơ bị đánh chìm thuyền lên đến 70-80%. Để đảm bảo an toàn, người dân thường không đi đánh bắt khi có tin bão sắp đến. Vậy mà năm nào cũng có tai nạn xảy ra.

Ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Lộc cho biết, huyện xác định rằng thời tiết sẽ càng ngày diễn biến phức tạp nên công tác phòng chống bão lũ phải chủ động hơn, luôn đi trước một bước. Trong đó, khi có thiên tai xảy ra, giải pháp quan trọng là phải kịp thời di dời người dân đến nơi an toàn. Ban chỉ huy đã lên phương án kèm danh sách số lượng người dân cần phải di dời khi có sự cố xảy ra. Đối với bão phải di dời 28.126 người; lũ lụt phải di dời 18.764 người; bão kết hợp với lũ lụt, nước dâng do bão phải di dời 36.379 người và lũ quét, sạt lở đất phải di dời 8.644 người. An toàn tính mạng cho người dân là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất.

“Rút kinh nghiệm những năm trước, mùa mưa bão nào cũng có thiệt hại về tài sản khi tàu thuyền mắc cạn ở cửa Lạch Giang. Người dân hay chủ quan vì ở Lộc Vĩnh chủ yếu đánh bắt gần bờ, thuyền ra vào trong ngày nên nhiều người tranh thủ lúc bão chưa vào đi đánh bắt. Xã yêu cầu các thôn, các vạn trưởng phải theo sát bà con và tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi khi có bão, dù là bão xa bờ”, Ông Lê Công Minh, Chủ tịch UBND xã Lộc Vĩnh khẳng định.

Trước mùa mưa bão, UBND huyện Phú Lộc đã dự trữ 30 tấn gạo, 2.000 thùng mì ăn liền, 3.000 lít dầu hỏa. Riêng tại mỗi xã, thị trấn dự trữ tại chỗ bình quân 10 tấn gạo; 200 thùng mì ăn liền và 800 lít dầu hỏa nhằm kịp thời cung cấp cho người dân khi có thiên tai xảy ra.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù

Chiều 3/4, Toà án Nhân dân tỉnh tuyên phạt 17 năm 6 tháng tù với hai bị cáo Huỳnh Hạnh (SN 1993) và Hoàng Như Nghĩa (SN 2000, cả hai đều trú tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc) về tội “mua bán trái phép chất ma tuý”.

Dùng 20 triệu đồng “buôn” ma túy, lĩnh án 17,5 năm tù
Return to top