ClockThứ Sáu, 31/12/2021 14:52

Phòng học thông minh

TTH - Thừa Thiên Huế đang từng bước xây dựng nền giáo dục thông minh bắt đầu từ xây dựng các phòng học, trường học thông minh. Đây là điều kiện góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 theo tinh thần Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy.

Khởi đầu bằng phòng học thông minh

Hứng thú với tiết học ở phòng học thông minh

Mô hình thí điểm

Thật khó quên với nhiều người khi được tham dự giờ thao giảng tiết học sử dụng mô hình phòng học thông minh (SmartEdu), do thầy Võ Anh Tú đảm nhiệm tại Trường THPT chuyên Quốc Học. Tiết học được đánh giá rất thành công, bởi giáo viên đã khai thác được những điểm mạnh của mô hình. Bài học môn hóa dạy bằng tiếng Anh ở tiết 5 vẫn tràn đầy năng lượng. Với mô hình lớp học thông minh, thầy và trò vượt qua giới hạn của bài giảng trên lớp thông thường.

Mô hình SmartEdu là một trong những hệ thống được đánh giá cao và đang được áp dụng thành công tại nhiều trường học tại Nhật Bản. Tại Thừa Thiên Huế, mô hình phòng học thông minh được ngành giáo dục và đào tạo chọn khởi đầu cho việc triển khai xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, thuộc đề án xây dựng Đô thị thông minh của UBND tỉnh.

Cùng với Trường THPT chuyên Quốc Học, mô hình còn được triển khai tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương và THPT Phú Bài (TX. Hương Thủy) trên cơ sở phối hợp với Tập đoàn NTT và VNPT Việt Nam. Mỗi trường được Sở Giáo dục và Đào tạo đầu tư 1 phòng học thông minh, với nhiều thiết bị, như: Bảng tương tác, camera, mạng internet, micro, loa đài... với trị giá trên 700 triệu đồng/lớp, giúp giáo viên và học sinh dễ dàng tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại. Các trường chọn 1 lớp có khoảng 40 em/lớp học thí điểm và học đều hết các môn.

Thầy trò cùng tương tác

Từ thực tiễn giảng dạy, cô giáo dạy tiếng Anh Trương Hoàng Bảo Nhi của Trường THPT chuyên Quốc Học chia sẻ, phòng học thông minh hỗ trợ tốt cho các hoạt động làm việc nhóm, hoạt động học và luyện kỹ năng viết, học sinh thuyết trình sinh động. Thầy trò có thể tương tác trực tiếp với nhau được nhiều hơn. Học sinh có nhiều cơ hội để trình bày và nhận được sự đánh giá của giáo viên. Các em rất thích thú, hào hứng với những trải nghiệm mới khi điều kiện học tập tiên quyết giúp một tiết học thành công. Tất nhiên, giảng dạy tại phòng học thông minh, giáo viên phải xây dựng giáo án mới hoàn toàn, chuẩn bị bài giảng chu đáo với nhiều ngữ liệu học tập phong phú. Họ không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại mà giúp học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài giảng nhanh với những hình ảnh minh họa sinh động.

Em Nguyễn Ngọc Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tri Phương nhìn nhận: “Em rất thích học ở phòng học thông minh vì giúp em và các bạn dễ dàng tương tác với giáo viên thông qua hình ảnh trực quan. Những môn học xã hội không còn nhàm chán khi em được tiếp cận với tác phẩm, nhân vật, sự việc cụ thể để hiểu rõ vấn đề hơn”.

Dưới góc độ quản lý, cô giáo Trần Thị Diệu Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương cho rằng, giáo viên tốn công sức nhiều hơn khi dạy ở phòng học thông minh, nhưng hiệu quả cao hơn. Thay vì chỉ giảng dạy lý thuyết thông thường như trong sách giáo khoa, giáo viên sẽ chia nhóm để học sinh thu thập tài liệu, hình ảnh, clip liên quan đến tác giả, tác phẩm để trình chiếu trên lớp. Việc làm này tuy mất nhiều thời gian nhưng học sinh được trải nghiệm, giúp các em tiếp thu bài nhanh và chủ động hơn.

Tiếp tục phát huy

Phòng học thông minh thí điểm tại các trường học ở Thừa Thiên Huế được chia làm 2 cấp độ, trong đó phòng học cấp độ 2 được đầu tư những thiết bị, như máy vi tính, bảng tương tác công nghệ cao, hệ thống âm thanh...; trong đó chú trọng đến khả năng truyền phát âm thanh, hình ảnh, video giúp cho giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Phòng học còn được tích hợp các phần mềm giảng dạy điện tử giúp giáo viên có thể chuyển tải kiến thức cho học sinh nhanh chóng nhất. Học sinh cũng có thể tương tác với giáo viên và tương tác với nhau thông qua các thiết bị và hệ thống bài học, dữ liệu được kết nối mạng.

Học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức khi có thiết bị máy móc hỗ trợ

Bước đầu triển khai thí điểm mô hình cho thấy các tiêu chí, gồm: Học sinh hứng thú hơn với tiết học; tiết kiệm thời gian cho giáo viên; bài giảng sinh động hơn; phương pháp giảng dạy của giáo viên linh hoạt hơn; học tập nhóm có hiệu quả cao hơn... đều đạt hiệu quả. Dạy và học theo cách tiếp cận mới ở phòng học thông minh sẽ thoát khỏi cách dạy chay, học chay và kích thích học sinh say mê khám phá. Điều này đồng nghĩa, mô hình phòng học thông minh là giải pháp mạnh cần được tiếp tục phát huy để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Khảo sát các mô hình hình thử nghiệm, điều dễ dàng nhận thấy các yếu tố quyết định đến việc xây dựng thành công bao gồm: Đội ngũ lãnh đạo được xem như hệ điều hành của máy vi tính, nếu mạnh sẽ giúp máy tính thực hiện nhanh chóng, đa nhiệm và hiệu quả các công việc; đội giáo viên và học sinh trong tâm thế sẵn sàng và đáng nói là cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng. Cần có các thiết bị thông minh, đa dạng đồng bộ dựa trên nền tảng ICT bên cạnh hệ thống camera giám sát, hệ thống công nghệ giám sát nhà trường và kết nối internet đủ mạnh.

Thực tế, nhờ phòng học thông minh nên việc triển khai các bài giảng hiệu quả và phát triển được năng lực học trò. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài phòng học thông minh hiện nay không tổ chức đại trà được vì khó khăn về kinh phí.

Trong xu thế cạnh tranh thời đại 4.0, nếu nhân rộng mô hình lớp học thông minh sẽ gặp một số hạn chế, đáng chú ý là sự chênh lệch về trình độ sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên, cán bộ quản lý. Nhiều giáo viên ngại thay đổi, chưa tiếp cận đầy đủ về xu hướng giáo dục thông minh… Cơ sở vật chất, trang, thiết bị CNTT ở nhiều nơi còn thiếu đồng bộ. Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng đã xây dựng nhiều giải pháp về nhân sự, quản lý, đầu tư trang, thiết bị để không bỏ lỡ cơ hội. Trước mắt, Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng lộ trình đầu tư để nhiều trường có một lớp học thông minh với trang thiết bị, nội thất đồng bộ, đầy đủ, công nghệ hiện đại để làm cơ sở mở rộng trong quy mô trường, tiến tới xây dựng trường học thông minh toàn diện.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Return to top