ClockThứ Năm, 08/02/2018 05:59

Phóng viên Báo Cờ Giải Phóng trong Tết Mậu Thân 1968

TTH - Cuối năm 1967, Báo Cờ Giải Phóng trực thuộc Ban Tuyên huấn Thành ủy Huế đóng ở bờ nam Khe Cát, cách ngã ba Hương Trà, cửa rừng dốc Dẽ chừng 3 giờ đi bộ.

Mùa xuân quật khởi hào hùngCần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở HuếNgười nổ phát súng đầu tiên trong Tết Mậu Thân 1968 ở Phong Điền

Lúc này, cơ quan Tuyên huấn Thành ủy được tăng cường cán bộ Ban Tuyên huấn Khu ủy Trị Thiên. Ngày và đêm cuối năm, cả cơ quan rất bận rộn cho việc viết và in ấn truyền đơn, hiệu triệu Báo Cờ Giải Phóng ở Nhà in Sông Hương. Anh Nguyễn Đính chân khập khiễng sáng tác Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành Cương lĩnh diễn ca lục bát để in ấn và dễ dàng phổ biến cho quần chúng.

Đêm 30 Tết, xuất phát từ cửa rừng dốc Dẽ (Hương Trà), anh Trần Anh Liên, Phó Bí thư Thành ủy Huế, Chủ nhiệm Báo Cờ Giải Phóng hành quân ra khỏi cửa rừng và tuyên bố kết nạp Đảng cho chị Lê Thị Mai, người chép tin đọc chậm trên đài của Báo Cờ Giải Phóng. Cùng xuất phát với đoàn Báo Cờ Giải Phóng có anh Ngô Kha – người làm chức năng như Thư ký Tòa soạn. Các nhà báo Doãn Yến, Nghiêm Sĩ Thái, Văn Thái, Lê Minh Trường, Ái Phương (quê ở Quảng Nam), Trần Duy Lan cũng xốc ba lô theo đoàn quân về Huế.

Tin, bài của Báo Cờ Giải Phóng lúc này rất phong phú. Số lượng in ấn tăng gấp ba, bốn lần. Báo không những đưa tin chiến thắng quân sự, đưa tin bà con TP.Huế nổi dậy giành chính quyền, mà trên mặt báo còn đưa tin các buổi trình diễn văn nghệ của Đoàn văn công Trị Thiên. Anh Trần Hoàn lúc này đảm nhiệm viết xã luận cho Báo Cờ Giải Phóng. Có bài có tác dụng thiết thực như bài Huế bảo vệ thành quả cách mạng, tạo thời cơ và điều kiện cho các thành phố khác, chiến trường khác. Đặc biệt, lúc này bà Nguyễn Đình Chi vừa thoát ly tham gia cách mạng đã làm bài thơ tứ tuyệt và xuất hiện ngay trên trang nhất Báo Cờ Giải Phóng:

Sáu mươi năm nay mới gặp xuân

Nguyện đền cho trọn nghĩa làm dân

Xuân này hơn hẳn xuân qua nhỉ

Núi Ngự, sông Hương đẹp bội phần…

Trên mặt báo cũng xuất hiện những hàng tít đậm đưa tin Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Trụ trì chùa Thiên Mụ; cụ Nguyễn Đóa, nguyên là chức quan Tuần phủ và nhiều nhân sĩ trí thức Huế tham gia hoạt động cách mạng. Báo còn đưa tin đậm nét về sự ra đời của Mặt trận Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và hòa bình.

Bài báo khai bút của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường khi mới lên chiến khu Trường Sơn viết cho Báo Cờ Giải Phóng: “Huế ngoài phố - Huế trong lòng”. Anh Tường đã phân tích đúng hiện tượng bên ngoài của TP.Huế đang bị địch tạm chiếm và bản chất tốt đẹp của người Huế bộc lộ rõ rệt khi nổi dậy giành chính quyền trong Xuân Mậu Thân 1968.

Thời gian đó, tại Báo Cờ Giải Phóng, truyền đơn, hiệu triệu tăng tê ra. Cứ sau một ngày đêm là anh Hồ An, Cu Tin gửi cả bao tải về La Chữ để trung chuyển vào Huế. Tôi còn nhớ có số Báo Cờ Giải Phóng đã in ấn xong với tiêu đề kỷ niệm ngày lễ lớn. Chủ nhiệm báo Trần Anh Liên bắt buộc phải sửa lại là số báo đặc biệt. Chúng tôi phải in hai chữ đặc biệt dán đè lên hai chữ kỷ niệm.

Mùa Xuân 1968, cơ quan Tuyên huấn Thành ủy trong đó có Báo Cờ Giải phóng, Nhà in Sông Hương, lại có thêm tờ “Cứu lấy quê hương” của Mặt trận Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa Bình do anh Nguyễn Khoa Điềm phụ trách và tờ “Vùng lên” của Hội Liên hiệp học sinh, sinh viên TP. Huế.

Nhà báo Ái Phương, anh Võ Văn Linh đưa báo về Huế và đã ngã xuống trên chiến trường. Nhưng Báo Cờ Giải Phóng lại có thêm những nhà báo mới như anh Nguyễn Văn Mễ với bút hiệu Trọng Châu, anh Trần Thân Mỹ, Trần Văn Úc với bút hiệu Châu Đại Dương. Lúc đó, cán bộ Ban Tuyên huấn Thành ủy cũng là người viết tin bài cho Báo Cờ Giải Phóng, Cứu lấy quê hương, Vùng lên...

Nguyễn Lê Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

Sáng 3/1, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt, quán triệt cho phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích Hải quân và các lực lượng đi thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đang làm việc, sinh sống trên Quần đảo Trường Sa nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Nguyễn Hữu Minh chủ trì buổi gặp mặt.

Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa
Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng

Ngày 25/8, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng” tại Sơn La, cho gần 30 phóng viên và biên tập viên ảnh đến từ cơ quan báo chí khu vực miền bắc.

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng
Tác nghiệp nơi biển, đảo

Trên đảo Cồn Cỏ, tôi chỉ có thể tranh thủ thời gian ít ỏi lúc đoàn công tác ăn trưa để “gõ” laptop hết tốc độ. Khi biên đội tàu hụ còi rời đảo, tiếp tục rẽ sóng tuần tra, cũng là lúc thông tin từ chuyến tác nghiệp nơi biển, đảo đã “lên sóng” đến với bạn đọc, nóng hổi. Đối với người làm báo, đó là niềm hạnh phúc lớn. Cái bụng đói cồn cào hay đôi mắt thiếu ngủ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Tác nghiệp nơi biển, đảo
Return to top