ClockThứ Năm, 11/06/2015 16:54

Phù điêu tượng cụ Phan sẽ hoàn thành trong năm 2016

TTH - Sau hơn ba năm kể từ ngày tượng chí sĩ Phan Bội Châu được dời về địa điểm 19 Lê Lợi, thông tin mới nhất, các cơ quan chức năng đang chạy nước rút để hoàn tất hồ sơ chi tiết về dự án phù điêu tượng trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí vốn thực hiện vào năm 2016.

Phối cảnh tượng cụ Phan có phù điêu "Dòng sử Việt" với những mảng ghép từ sự tích Trầu cau, Trống đồng, Thành Cổ Loa...

Di nguyện của cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn

Việc di dời tượng cụ Phan Bội Châu về địa chỉ 19 Lê Lợi thể hiện quyết tâm cao của tỉnh khi dành khu đất vàng cạnh sông Hương để đặt tượng; đáp ứng tâm nguyện của các thế hệ, nhất là nghệ sĩ yêu nước và những người yêu mến cụ Phan. Từ Canada, ông Phan Thiệu Cát, cháu nội của cụ Phan, nghe tin này đã liên hệ trực tiếp với Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh với nguyện vọng được cung cấp một số tư liệu về nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn, trong đó có bản gốc phác thảo bức phù điêu bệ tượng cụ Phan.

Là người được họa sĩ Lê Thành Nhơn tin tưởng chuyển phác thảo bức phù điêu trước khi mất, ông Phan Thiệu Cát đã mấy lần tìm về Việt Nam với mong muốn tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng phù điêu gắn vào bệ tượng cụ Phan. Nhưng do nhiều lý do khác nhau, tâm nguyện ấy vẫn chưa thể thực hiện. Ngay khi nhận được thông tin tượng cụ Phan được di chuyển từ di tích Nhà lưu niệm cụ Phan ở dốc Bến Ngự về 19 Lê Lợi, ông Cát đã rất mừng và chuyển tất cả hồ sơ phác thảo về cho các cơ quan chức năng ở Việt Nam.

“Có phác thảo bức phù điêu này, chúng tôi đã trình Sở VH,TT&DL để báo cáo UBND tỉnh. Thông qua sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VH,TT&DL và các ban ngành chức năng đã mời các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu mỹ thuật, các tác giả điêu khắc từng gắn bó với họa sĩ Lê Thành Nhơn để lập Hội đồng Nghệ thuật, xem xét, đánh giá tác phẩm này. Hội đồng Nghệ thuật đã đánh giá rất cao phác thảo mẫu phù điêu của điêu khắc gia Lê Thành Nhơn, vì đây là tác phẩm gắn liền với pho tượng và cuộc đời, sự nghiệp cụ Phan. Bức phù điêu với tựa đề “Dòng sử Việt”, là ý tưởng độc đáo của điêu khắc gia Lê Thành Nhơn nhằm bổ sung hoàn chỉnh tác phẩm điêu khắc tượng cụ Phan. Đến lúc này, dự án tượng cụ Phan phải bổ sung thêm bức phù điêu”, ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa Thiên Huế, cho biết.

“Không đốt cháy giai đoạn”

Tượng Phan Bội Châu được điêu khắc gia Lê Thành Nhơn sáng tác và đúc vào năm 1974 tại phường Đúc (TP. Huế) với chiều cao khoảng 3,5m, dày 2,68m và rộng hơn 3,5m được ghép bằng 12 mảnh đồng, nặng gần 5 tấn. Sau khi hoàn thành giai đoạn I dịp Festival Huế 2012, trong giai đoạn 2, tượng sẽ có phù điêu gắn ở bệ tượng và giải tỏa các hạng mục công trình, như: trạm biến áp điện, các dãy nhà tạm thuộc Trung tâm Festival…

Thời gian gần đây, dư luận rất quan tâm việc tại sao tượng cụ Phan được di chuyển về điểm xanh 19 Lê Lợi đã 3 năm nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện bệ tượng và không gian công viên xung quanh. Nói về vấn đề này, ông Cao Huy Hùng cho biết, đó là do có sự thay đổi về nội dung dự án, bổ sung thêm phần phù điêu, chất liệu thực hiện phù điêu.

Ban đầu, bức phù điêu được dự tính làm bằng đá. Nhưng việc tìm một phiến đá có kích thước 1,4m x 6m, màu đồng nhất, không bị lỗi là khó khăn lớn. Vì vậy, sau khi xem xét lại các yếu tố mỹ thuật, kinh phí và cân nhắc kỹ các loại vật liệu, Hội đồng Nghệ thuật đã thống nhất đề nghị UBND tỉnh phê duyệt phương án thay thế chất liệu phù điêu từ đá sang đồng - loại đồng được đúc tại Huế. Điều này càng có ý nghĩa khi bức tượng cụ Phan cũng được những người thợ đúc đồng tài ba ở Phường Đúc thực hiện.

Vì sự thay đổi này, để đảm bảo đúng quy trình, từ khâu lập dự án đến maket phù điêu hoàn chỉnh, phù hợp với bức tượng và không gian, dự án đã phải xây dựng và phê duyệt lại từ đầu. Bảo tàng Lịch sử Cách mạng Thừa Thiên Huế đã hoàn thành hồ sơ dự án và được các cơ quan ban ngành thống nhất báo cáo UBND tỉnh. Tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh có công văn giao cho Sở VH,TT&DL, cụ thể là Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tiến hành lập dự án chi tiết trình UBND tỉnh và sẽ bố trí kinh phí thực hiện 2016.

“Gia đình và các học giả yêu mến cụ Phan trong và ngoài nước trông mong về một bức tượng hoàn thiện bao nhiêu, thì chúng tôi càng mong mỏi hơn thế nhiều lần, với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng thành kính. Tuy nhiên, sự cẩn trọng này là cần thiết vì đây là công trình văn hóa mỹ thuật điêu khắc hết sức nhạy cảm, để có một tác phẩm tượng và không gian xung quanh hoàn chỉnh đúng với tầm vóc lịch sử của cụ Phan, thì có những vấn đề chúng ta cần tuân thủ, không thể đốt cháy giai đoạn. Đồng thời, cũng là để có được một tác phẩm hoàn thiện đúng với ý nguyện, tinh thần của tác giả Lê Thành Nhơn, thể hiện được phong cách, thần thái và khát vọng vì dân tộc của cụ Phan Bội Châu”, ông Cao Huy Hùng chia sẻ.

Bài, ảnh: Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế

Chiều 29/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế với toàn thể viên chức, người lao động của Trung tâm nhằm huy động nguồn lực để đầu tư trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế.

Phát động ủng hộ Quỹ bảo tồn Di sản Huế
Đưa di sản Huế ra thế giới

Sự kiện ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế và Global Book Corporation mới đây đã mở ra một chương mới cho việc quảng bá di sản văn hóa Huế tới bạn bè quốc tế.

Đưa di sản Huế ra thế giới
Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô

Chiều 28/3 tại Trường đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.

Chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ trẻ Cố đô
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Return to top