ClockThứ Sáu, 12/01/2018 13:01
Thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số:

Phù hợp & ngày càng hiệu quả

TTH - Năm 2017, tổng nguồn vốn của các chương trình, chính sách, dự án triển khai đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn toàn tỉnh gần 41,38 tỷ đồng.

Nhân rộng mô hình hộ gia đình dân tộc thiểu số phát triển kinh tế bền vữngTăng cường vai trò của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu sốSưu tầm di sản văn hóa truyền thống điển hình các dân tộc thiểu số

Phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào để tạo sự phát triển bền vững

Thiết thực với đồng bào

Xã Hồng Vân (A Lưới) có hơn 98% số hộ là đồng bào DTTS, toàn xã hiện có hàng chục hộ đầu tư kinh doanh dịch vụ, rất nhiều hộ đầu tư trồng rừng, chăn nuôi gia súc, lập trang trại... trở thành hộ làm kinh tế giỏi. Trò chuyện với anh Hồ Trung Nghĩa - dân tộc Pa Cô, người đã tốt nghiệp đại học hành chính, luân chuyển qua nhiều vị trí công tác, sau đó được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch UBND xã - chúng tôi được biết, lĩnh vực kinh tế của địa phương đang có nhiều chuyển biến rất tích cực nhờ việc triển khai các chính sách dân tộc kịp thời và đồng bộ. Hiện trong xã có nhiều hộ gia đình được chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như tôi có thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng…

“Mình khá là nhờ chăn nuôi đấy”, chị Hồ Thị Him, người dân ở thôn Kêr, xã Hồng Vân bộc bạch khi nói về cách vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn với nguồn vốn hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất do Ban Dân tộc tỉnh triển khai. Sau khi được tập huấn quy trình chăn nuôi, được hỗ trợ xây dựng chuồng trại và nguồn vốn đầu tư lợn giống ban đầu, chị Him bắt tay nuôi 8 con lợn thịt, mỗi năm bán được 3 lứa. Từ số tiền lời, cộng thêm kiến thức về hạch toán chi tiêu đã được tập huấn, chị mở rộng thêm chuồng trại nuôi 10 con lợn nái và hàng chục con lợn thịt, mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Gia đình chị còn tích lũy nuôi thêm đàn gia cầm, đào ao nuôi cá trắm thịt và trồng rừng tràm nên đời sống được nâng lên, gia đình có của ăn của để.

Ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng ban Dân tộc tỉnhcho hay: "Tổng nguồn vốn cho các chương trình, chính sách, dự án, đề tài triển khai cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 là 41,377 tỷ đồng; trong đó, hợp phần nâng cao năng lực các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 và hợp phần hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, đào tạo nghề được phân bổ với tổng kinh phí hơn 24,58 tỷ đồng; chính sách định canh, định cư được thực hiện hơn 16 tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn vùng đồng bào DTTS giảm từ gần 30% xuống còn 27,47%".

Hưởng thụ đầy đủ các chính sách

Năm 2017, công tác dân tộc và chính sách dân tộc được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện kịp thời, đạt hiệu quả. Các chính sách đào tạo, tuyển dụng, giải quyết việc làm cho con em đồng bào DTTS; các chương trình hỗ trợ nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng... đã tạo được bộ mặt nông thôn mới cho vùng đồng bào DTTS trên phạm vi toàn tỉnh. Tất cả các xã vùng đồng bào DTTS đều có lưới điện quốc gia, trạm y tế và trường học khang trang, có bưu điện văn hóa, trạm truyền thanh, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng... Hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn từng bước được nhựa hóa đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển. Các lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất, khai hoang, bố trí lại dân cư, lập vườn, trồng cây lâm nghiệp… luôn được chú trọng đầu tư. Nhờ đó, 100% hộ đồng bào DTTS được bố trí đất ở và đất sản xuất phù hợp.

Chỉ tính riêng huyện miền núi A Lưới là địa bàn có 5 dân tộc thiểu số chung sống bao gồm Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy và dân tộc Mường, với hơn 75% dân số toàn huyện. Được thụ hưởng đầy đủ các chính sách đối với vùng DTTS, bà con nơi đây đã thay đổi tập quán sản xuất, từng bước phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa. Qua đó, A Lưới đã giảm 4% hộ nghèo so với đầu năm 2017, giảm 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.

Chủ tịch UBND huyện A Lưới Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Đời sống bà con các DTTS ngày càng được nâng cao nhờ các chính sách được triển khai đồng bộ, thiết thực. Trên địa bàn huyện cũng xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả. Ðiển hình là mô hình phát triển kinh tế gia trại của đồng bào ở các xã Hồng Vân, Hồng Trung, Hương Lâm, Đông Sơn...".

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Return to top