Thế giới

Phụ huynh châu Á dành nhiều thời gian đốc thúc con em học tập nhất thế giới

ClockChủ Nhật, 13/01/2019 20:17
TTH - Kết quả báo cáo được thực hiện bởi Tổ chức từ thiện giáo dục Varkey Foundation chỉ ra rằng, các bậc phụ huynh tại những quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia mới nổi có xu hướng dành nhiều thời gian hỗ trợ con cái học tập sau giờ lên lớp.

Châu Á - Những vấn đề đáng chú ý trong năm 2019Nhật Bản dẫn đầu châu Á về cam kết giảm bất bình đẳng

 Việt Nam xếp thứ hai, sau Ấn Độ là đất nước có phụ huynh dành nhiều thời gian hỗ trợ con cái học tập. Ảnh: Time Magazine

Cụ thể, trên cả châu Á và toàn cầu, Ấn độ dẫn đầu là quốc gia có phụ huynh cực kỳ nghiêm túc khi quan tâm đến vấn đề học hành trong quá trình khôn lớn và phát triển của con cái. Điều này được thể hiện rõ nhất khi cha mẹ người Ấn Độ dành đến khoảng 12 tiếng/tuần để giúp đỡ và hỗ trợ trẻ em học tập.

Cũng theo bản báo cáo, những bậc phục huynh có vốn kiến thức sâu rộng thường có xu hướng muốn giành nhiều thời gian hơn để theo dõi việc học của các con. Thêm vào đó, các hộ gia đình Châu Á cũng dành khoảng 15% thu nhập để chi trả cho các dịch vụ học tập bổ sung.

Trong danh sách xếp hạng, theo sau Ấn Độ là Việt Nam. Được biết, các bậc cha mẹ Việt Nam thường dành ra 10,2 tiếng/tuần để trao đổi vấn đề học tập với con cái, cũng như giúp các em làm bài tập về nhà. Trong cùng khu vực châu Á, xếp hạng ba là phụ huynh người Indonesia với 8,6 tiếng/tuần, sau đó là Malaysia với khoảng 8 tiếng/tuần để đốc thúc con em học tập.

Nằm trong top 5, Singapore là quốc gia có phụ huynh dành khoảng 7,9 tiếng/tuần trong quỹ thời gian của mình để chia sẻ kiến thức và hỗ trợ con tiến lên trên con đường học thức. Ít hơn so với Singapore, Trung Quốc chỉ đứng thứ sáu với 7,2 tiếng/tuần. Bởi nhiều lý do, các bậc phụ huynh Nhật Bản và Hàn Quốc dành khá ít thời gian của mình để chia sẻ chuyện học hành với con cái, tương ứng chỉ khoảng 2,6 tiếng/tuần và 5,4 tiếng/tuần.

Được biết, học sinh Đông Á luôn nổi bật và vượt qua nhiều nước trên thế giới về thành tích học tập, nhất là trong các bộ môn như toán, khoa học và đọc. Đây không phải là điều ngẫu nhiên, sự thật là con người tại đây đã áp dụng rất nhiều phương pháp để đạt được thành quả này, mà đáng kể nhất là nhờ đầu tư của chính phủ, thái độ tôn trọng giáo viên và các chuẩn mực văn hóa đã được thiết lập lâu đời về những kỳ vọng trong thành tích học tập.

Như đã nói ở trên, với khoảng 15% thu nhập của các bậc phụ huynh châu Á được trích ra để hỗ trợ con em học tập, con số này lớn hơn gấp nhiều lần so với mức 2% ghi nhận ở Mỹ. Các nhà phân tích toàn cầu ước tính ngành công nghiệp gia sư toàn cầu sẽ có giá trị 200 tỷ USD vào năm 2020, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng 10,7%/năm trong 10 năm tới. Trong khu vực này, hơn 70% trẻ em trung học ở Đài Loan, Hongkong và Hàn Quốc đều có gia sư phụ đạo riêng. Trước nhu cầu cao, nhiều giáo viên có thể thu về 8 triệu USD/năm.

Có thể nói những giá trị sâu rộng này đã và đang thúc đẩy đầu tư ngày càng lớn vào công nghệ giáo dục. Theo nhận định của Đối tác quản lý tại Fresco Capital Alison Baum: “Người tiêu dùng và các doanh nghiệp châu Á coi giáo dục là một khoản đầu tư, chứ không phải chi tiêu”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ ANN News & Quartz)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top