ClockThứ Ba, 14/03/2017 05:51

Phụ huynh kém mặn mà cho con vào Trường Nguyễn Tri Phương

TTH - Công tác tuyển sinh vào Trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Tri Phương gần đây cho thấy, phụ huynh đã không mặn mà với việc đưa con vào học ngôi trường danh giá này.

Học sinh Trường Nguyễn Tri Phương làm bài kiểm tra theo hướng độc lập

Hồ sơ đăng ký giảm mạnh

Mặc dù mới đưa vào sử dụng với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ cán bộ, giáo viên không thay đổi nhưng số hồ sơ đăng ký xét tuyển 2 năm gần đây vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương giảm hơn 50%; từ dao động ở mức 1.300  đến 1.400 hồ sơ đăng ký thi tuyển hàng năm, nay còn khoảng 600 hồ sơ dự xét tuyển.

Nhà trường đang đi đúng tôn chỉ, mục đích và thực hiện hiệu quả các chương trình. Những phụ huynh có con học ở trường khá yên tâm về chất lượng học tập cũng như hướng phát triển toàn diện của con em. Tuy nhiên, riêng về các khối 6 và 7 đã xuất hiện tình trạng học sinh yếu kém. Năm học này, có học sinh môn toán chỉ đạt 2,5/10 điểm. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Bi, Hiệu trưởng, nhận xét: “Tính năng động trong học sinh các khoá sau không đồng đều, sự hội nhập với hình thức học tập mới của trường ở các em cũng chậm hơn. Những năm trước, học sinh đầu khoá hòa nhập ngay sau 1 - 2 tháng học, nhưng nay, đến cả học kỳ nhiều em vẫn tỏ ra ngại ngùng với các hoạt động kỹ năng; trong giờ học, nhiều em thụ động, ngại giơ tay phát biểu, chất lượng học sinh phân hoá khá rõ”.

Phụ huynh e dè

Năm nay, Trường THCS Nguyễn Tri Phương tuyển 360 chỉ tiêu. Các em được xét tuyển theo học bạ và cộng thêm điểm khuyến khích, ưu tiên. Các em đạt giải học sinh giỏi sẽ được cộng tối thiểu 0,5 điểm đến tối đa 2 điểm và tổng điểm ưu tiên khuyến khích không quá 12 điểm. Tuy nhiên, phương án chính thức vẫn còn chờ UBND tỉnh quyết định.

Chị Nguyễn Thị Anh N, một giáo viên trường huyện có con từng học Trường THCS Nguyễn Tri Phương đang đứng trước việc lựa chọn cho con thứ 2 sắp học bậc THCS nên dự xét tuyển vào đây hay ở nhà học trường "làng”. Chị N phân tích: “Trước đây thi tuyển, tuy đứa đầu phải đi học thêm khá vất vả, nhưng kỳ thi là công bằng, đậu thì học với những bạn “ngang tài, ngang sức”. Vì thế, cả nhà yên tâm vì cháu có một môi trường hoà đồng để cùng phát triển. Còn bây giờ xét tuyển, đứa sau của tôi đủ điều kiện, nhưng là “chuẩn” trường "làng", tôi thực sự không biết cháu có đủ sức học với các bạn thật sự giỏi không. Nếu cháu chỉ là “hạt gạo trên sàng” của trường "làng" mà đưa vào “hạt gạo trên sàng” của trường tỉnh, không may cháu rơi vào tự ti thì sẽ nảy sinh vấn đề khác rất đáng ngại". Đây cũng là tâm sự của nhiều phụ huynh khối huyện mà chúng tôi có dịp tiếp xúc.

Với phụ huynh thành phố, việc trường không thi tuyển lại có thông tin sẽ trực thuộc thành phố, cộng với các trường trên địa bàn được đầu tư khá tốt đã khiến các bậc phụ huynh nghĩ tới một phương án giảm áp lực học tập cho trẻ. Chị H, một phụ huynh, cho rằng: “Trước đây gia đình rất quan trọng việc cho con vào Trường THCS Nguyễn Tri Phương để sau này đảm bảo vào Quốc Học, rồi đại học có tiếng. Nhưng nay, chúng tôi thấy vào đại học không khó, nên thôi, cứ để cháu học thật tốt ở cấp phổ thông rồi chọn đại học tại Huế. Như vậy, các con sẽ không chịu áp lực học hành quá cao, có cơ hội vui chơi và tham gia các hoạt động xã hội…”.

Trường rộng, CSVC chuẩn và đã đi vào hoạt động hiệu quả ở hầu hết các hạng mục. Tuy nhiên, ông Bi cho biết, hiện trường chỉ trưng dụng 3/42 phòng ký túc xá. Lý do là học sinh nhà trường gần đây chỉ tụm lại ở khối thành phố nên nhu cầu nhà ở tập thể không cao. Ông Bi cho rằng, với những gì đang có, nếu nhà trường được chuyển đổi nhiệm vụ từ cấp THCS sang trung học gồm THCS và THPT thì sức hút chắc chắn sẽ tăng lên. Cũng theo ông Bi, có thể chuyển thành mô hình xã hội hoá, phụ huynh có điều kiện sẽ đưa con đến học với học phí cao hơn nhưng chất lượng chuẩn hơn. Các hoạt động giao lưu quốc tế, ngoại khoá, kỹ năng chất lượng cao của trường hiện nay cũng có tính bền vững hơn.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top