ClockThứ Ba, 04/09/2012 10:12

Phú Lộc chưa nghiêm trong quản lý nghề lừ

TTH - Khó khăn trong quản lý nên trên địa bàn huyện Phú Lộc hiện có hơn 86 ngàn cheo lừ là một thực tế khi chưa có hộ nào chuyển đổi mắt lưới lừ từ nhỏ sang 2a=18mm theo công văn số 1260/UBND-NN.

100% ngư dân chưa chuyển đổi mắt lưới lừ

Trung tuần tháng 8, chúng tôi có chuyến công tác ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc chứng kiến bà con ngư dân ở đây thả lừ dày đặc với mắt lưới nhỏ trên đầm phá. Theo công văn số 4818/UBND-NN ngày 15/10/2009 của UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý nghề lừ xếp khai thác trên đầm phá đến năm 2010 Phú Lộc chỉ khai thác 43.100 cheo lừ và đến năm 2015 là 30.800 cheo lừ. Tuy nhiên, đến thời điểm này huyện Phú Lộc có hơn 86 ngàn cheo lừ của 977 hộ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh có công văn số 1260/UBND-NN ngày 28/3/2009, hướng dẫn ngư dân chuyển đổi mắt lưới lừ từ nhỏ sang 2a>=18mm, nhưng hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lộc chưa có hộ dân nào thực hiện.
 

Ngư dân bất chấp quy định về chuyển đổi mắt lưới lừ

 
Ngư dân Lê Minh Thiệu, xã Lộc Trì cho biết: “Trước đây, gia đình tui làm nghề nò sáo trên đầm phá. Sau khi Nhà nước có chủ trương, quy hoạch và sắp xếp lại nò sáo, đánh bắt con tôm, con cá ngày một khó. Năm 2007, gia đình chuyển sang khai thác thủy sản bằng nghề lừ với mắt lưới 2a=10mm. Sau một thời gian, Nhà nước có quy định về mắt lưới gia đình tui đã tự giác chuyển sang mắt lưới 2a=18mm, nhưng chỉ sau một tháng bà con không ai thực hiện nên gia đình tui quay lại sử dụng mắt lưới nhỏ”.
 
Ông Mai Văn Xỉ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc cho biết: “Thực hiện công văn số 4818, phòng nông nghiệp huyện phối hợp với các xã, thị trấn chỉ đạo người dân không phát triển thêm lừ và thay đổi mắt lưới lừ 2a>=18mm. Bên cạnh đó, Phòng nông nghiệp và PTNT huyện còn phối hợp với các cơ quan, ban ngành đẩy nhanh cấp quyền khai thác thủy sản đầm phá và quy định 60 cheo lừ/hộ, đồng thời ban hành quy chế quản lý. Đến thời điểm này, ngư dân ở huyện Phú Lộc không phát triển thêm cheo lừ, nhưng việc chuyển đổi mắt lưới lừ thì hầu như chưa có hộ nào thực hiện. Do cán bộ mỏng và chưa có quy chế xử phạt, đơn vị gặp không ít khó khăn trong việc quản lý nghề lừ”.
Cần có chế tài xử phạt
 
Anh Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết: “Nghề lừ không phải là nghề cấm, tuy nhiên với số lượng lừ hoạt động khai thác trên đầm phá và mắt lưới nhỏ, chắc chắn nguồn lợi thuỷ sản ngày một cạn kiệt và ngư dân ở ven biển, đầm phá sẽ tái nghèo trong thời gian không xa. Hiện, số lượng lừ khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có giảm nhưng rất ít. Nhằm hạn chế nghề lừ khai thác quá mức, ngành thuỷ sản đưa ra một số quy định thay đổi mắt lưới lừ tối thiểu 2a>=18mm; quản lý trên cơ sở cộng đồng tự quản. Trước mắt, các chi hội nghề cá, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động bà con ngư dân không phát triển thêm cheo lừ và thay đổi mắt lưới trong thời gian sớm nhất”.
 
Thời gian qua, ngành chức năng và chính quyền địa phương rất nỗ lực trong việc vận động ngư dân chuyển đổi mắt lưới và không phát triển thêm cheo lừ, nhưng vẫn còn nhiều ngư dân bất chấp. Anh Huỳnh Cu, ở xã Lộc Bình, cho biết: “Lâu nay, tui khai thác thủy sản bằng mắt lưới lừ nhỏ quen rồi, giờ mà chuyển sang mắt lưới to làm ăn khó lắm. Mà từ trước đến nay toàn bộ bà con ngư dân ở đây đều khai thác thủy sản mắt lưới lừ 2a= từ 6-12mm”.
 
Ông Phạm Văn Lợi, Chi hội Trưởng Chi hội Nghề cá Lộc Bình 1 cho biết: “Hiện, chi hội có 96 hội viên, hàng tháng ban chấp hành chi hội thường xuyên tổ chức buổi nói chuyện để vận động, khuyến khích các hội viên chuyển đổi mắt lưới lừ nhưng không thành công. Bà con ngư dân cứ nghĩ rằng chỉ tuyên truyền bằng miệng là không răn đe được họ. Vì vậy, chi hội đề xuất với cấp trên sớm ban hành quy chế xử phạt”.
 
Lừ là loại phương tiện đánh bắt tận thu thuỷ sản nhiều hơn các loại đánh bắt thuỷ sản khác. Loại phương tiện này phát triển quá nhiều, dày đặc trên đầm phá sẽ là tác nhân làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Để việc chuyển đổi mắt lưới lừ từ nhỏ sang 2a>=18mm mang lại kết quả, thiết nghĩ đã đến lúc ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp cần sớm ban hành chế tài xử phạt đối với những ngư dân không chấp hành.

Bài, ảnh: Minh Hằng 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top