ClockThứ Tư, 04/08/2021 15:47

“Phú Lộc yêu thương” nuôi dưỡng tình yêu văn học

Hiến máu tình nguyện với thông điệp “Vạn trái tim - Một tấm lòng”Lan tỏa tình yêu sách cho học sinh

“Ở đây ít bữa thì ai cũng thấy khắc nghiệt, nhưng nếu được sống ở đất này, chẳng ai muốn đi bởi cái tình nghĩa làng trên xóm dưới sẽ sưởi ấm lòng ta khi mùa đông đến và làm ta mát lòng mát dạ khi gió hè oi bức về. Phải, chuyện tình nghĩa người dân làng tôi cứ như mưa xứ này, tuôn trào dào dạt, kể chẳng sao hết…”

Đó là những lời văn mộc mạc, thiết tha của cô học sinh lớp 9 Trường THCS Vinh Hiền - Võ Nguyễn Mỹ Dung trong bài viết “Người Vinh Hiền quê tôi” - đạt giải nhì cuộc thi viết tạp văn “Phú Lộc quê tôi”. Những cô cậu học trò trong lứa tuổi trung học cơ sở ghi lại những cảm xúc, kỷ niệm về vùng đất quê mình – Phú Lộc. Những câu chuyện chứa đựng hồn văn trong trẻo, không thể lẫn vào đâu bởi nơi những dòng văn đó chứa đựng cái nắng, cái gió, cái mặn mòi biển cả, cái xôn xao của Đá Bạc – Lộc Điền hay cái đắm sâu mênh mang của đầm phá Tam Giang.

Ở một bài viết khác cũng đạt giải nhì cuộc thi, em Phan Lê Khánh Linh kể lại kỷ niệm của ba bạn ấy về những ngày gian nan đi hái đót – loại cây được xem là “lộc trời” dành cho người dân làng Nong – Lộc Bổn: “… Người đi hái đót phải chịu đựng gánh nặng oằn vai, chỉ chực bổ nhào trước những con dốc gần như thẳng đứng, những tảng đá cản đường lì lợm, những gốc cây bứt rễ, những ngôi nhà hoang im lìm tưởng chừng như sắp đổ. Đôi khi trong một hoàn cảnh đặc biệt, người ta quên hẳn sinh mạng quý giá của mình để có được một thứ cần thiết nào chăng?”.

Ở độ tuổi 14 và 15, những cây bút học trò đã vẽ nên bức tranh nhiều màu sắc về vùng đất “giàu trầm tích văn hóa” Phú Lộc. Chỉ có thể là những người con sinh ra và gắn bó cả một tuổi thơ ở vùng đất phía nam Thừa Thiên Huế này mới viết nên những câu chuyện hồn hậu tình người, mênh mang biển nước và tinh tế trong từng món ăn thức uống đặc trưng. Đặc biệt, học sinh nơi đây có những bài viết mang chứa cảm xúc chân thật không lẫn vào đâu được vì Phú Lộc có xứ Truồi với “Cây chè Truồi”, vùng cát Cảnh Dương với “Lộc Vĩnh nắng vàng soi tận bình an” hay những món ăn thấm tháp, như “món bún chả cá mệ Đinh”…

Tuyển tập tạp văn “Phú Lộc yêu thương” do Nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản tháng 6/2021, tập hợp 26 trong tổng số 120 tác phẩm gửi về tham dự cuộc thi tạp bút “Phú Lộc yêu thương” do Trường THCS Lộc An phối hợp với các trường trên địa bàn huyện Phú Lộc tổ chức dành cho lứa tuổi học sinh THCS.

 Thầy giáo Ngô Công Tấn, người phát động cuộc thi và thực hiện cuốn sách này chia sẻ: “Tôi rất hạnh phúc vì đã nhìn thấy được ở các em tình yêu chữ nghĩa, tình yêu văn học – thứ tài sản quý giá tưởng chừng đang dần mai một trong môi trường học đường. Xin cảm ơn các tác giả đã cho tôi gặp được các em – những con người đam mê chữ nghĩa. Dù các em đôi khi lựa chọn những đề tài không mới nhưng theo cách nghĩ, cách mộng của các em người đọc gặp rất nhiều cái mới, lấp lánh và trong trẻo, đó cũng là thành công cuộc thi hôm nay”.

Dù chỉ là cuộc thi viết nhỏ ở một vùng quê phía nam Thừa Thiên Huế, nhưng “Phú Lộc yêu thương” lại gợi lên ý tưởng về một cuộc thi lớn hơn mang quy mô toàn tỉnh. Chỉ có ở đó, chúng ta mới mong muốn được nhìn thấy những cây bút tản văn – “học trò xứ Huế” - tỏ bày lên trang giấy sự “giàu có” trong tâm hồn về một bầu trời tuổi thơ giản dị, nơi gắn bó những giá trị nhân văn vừa vô hình vừa hữu hình cần lưu giữ nơi vùng - đất - học - Huế. Bởi chỉ có thể chính các em ở độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường mới nói lên được những chiều kích sâu thẳm của tuổi thơ xứ Huế; những chiều cao, chiều rộng xây đắp nên dáng vóc của những giá trị Huế.

Những dòng văn trong sáng được cảm nhận từ cuộc thi viết tạp văn “Phú Lộc yêu thương” sẽ đem lại cho người đọc cả một thế giới đang cần được níu giữ trong cuộc sống ngày nay.

Bùi Xuân Hòa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên

Ngày 16/3, Ban Thường vụ Huyện đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Phú Lộc phối hợp với Đoàn TNCSHCM Bộ đội Biên phòng tỉnh; Đoàn Học viện Âm nhạc Huế; Khoa Luật hành chính - Đại học Luật- Đại học Huế tổ chức chương trình hoạt động “Tháng thanh niên, tháng Ba biên giới” và ra quân hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024.

Tặng 200 lá cờ Tổ quốc và tuyến đường hoa, vườn hoa thanh niên
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa

TIN MỚI

Return to top