Thế giới Thế giới
Phụ nữ gốc Việt có thể trở thành thẩm phán tối cao Mỹ
Bà Jacqueline Nguyen, 50 tuổi, là một trong số 4 nhân vật có thể được Tổng thống Mỹ Barack Obama cân nhắc lựa chọn để thay thế thẩm phán tối cao Antonin Scalia vừa qua đời ngày 14/2.
![]() |
Nữ thẩm phán Jacqueline Nguyen. Ảnh: Diacritics |
Bà Jacqueline Nguyen hiện đang là một thẩm phán của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 San Francisco. Được Thượng viện Mỹ phê chuẩn từ tháng 5/2012, bà Nguyen là phụ nữ gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí ở cấp này với 91 phiếu thuận và chỉ có 3 phiếu chống. Trước đó, bà giữ chức ủy viên công tố liên bang và thẩm phán Tòa sơ thẩm ở Los Angeles.
Bà Jacqueline Nguyen có tên Việt Nam là Nguyễn Hồng Ngọc, sinh năm 1965 tại Đà Lạt. Năm 10 tuổi, bà theo gia đình sang Mỹ định cư và sống tại một khu trại dành cho người nhập cư tại California. Năm 1987, bà tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Occidental và nhận bằng cử nhân luật tại Trường Luật UCLA 4 năm sau đó.
Từ năm 1991, bà Nguyen bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một luật sư tư. Từ năm 1995 đến tháng 8/2002, bà công tác tại bộ phận chống gian lận chính phủ và tham nhũng công cộng trực thuộc Văn phòng Chưởng lý Mỹ.
Cùng với bà Nguyen, có 3 cái tên khác cũng nằm trong danh sách ứng viên thay thế ông Scalia. Người đầu tiên là ông Sri Srinivasan, 48 tuổi, gốc Ấn Độ, công tác tại Tòa phúc thẩm liên bang ở Columbia từ tháng 5/2013. Người thứ 2 là Thẩm phán Paul Watford, 48 tuổi, gốc Phi, làm việc Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 cùng bà Nguyen. Cuối cùng là bà Jane Kelly, người Mỹ, 51 tuổi, làm việc tại Tòa phúc thẩm liên bang khu vực số 8 từ tháng 4/2013.
Tòa án tối cao là toà án liên bang cấp cao nhất tại Mỹ, có thẩm quyền trong việc giải thích Hiến pháp và có tiếng nói quyết định đối với các tranh tụng về luật liên bang. Tòa án này hiện có 9 thẩm phán đều được bổ nhiệm trọn đời bởi Tổng thống Mỹ và do Thượng viện phê chuẩn.
Tổng thống Obama cho biết ông có ý định bổ nhiệm thẩm phán tối cao mới bất chấp việc phe Cộng hòa phản đối bất kỳ việc bổ nhiệm nào cho tới sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới. Nếu ứng viên do ông Obama chọn không được Thượng viện, hiện do phe Cộng hòa kiểm soát, thông qua thì Nhà Trắng có thể thực hiện quy trình cho phép người của phe Dân chủ bỏ phiếu trước cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào cuối năm nay.
Theo Nhật Minh / Dantri
- Thách thức đối với các nhà phân phối vắc-xin COVID-19 châu Á (24/01)
- Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người (24/01)
- Đại hội Đảng XIII: Báo chí Ai Cập đánh giá cao thành tựu của Việt Nam (24/01)
- Thủ tướng Anh lần đầu điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden (24/01)
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền (23/01)
- Câu chuyện của cô gái Việt quyết ở lại Vũ Hán trong suốt 76 ngày phong tỏa (23/01)
- Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch (23/01)
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn (23/01)
-
Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
-
Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
- Anh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7
- Đức “chọn mặt gửi vàng”, chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Merkel