ClockThứ Sáu, 25/09/2015 15:33

Phú Vang chủ động phòng chống lụt bão

TTH - Tuyệt đối không được để dân bị chết, bị đói rét, bị dịch bệnh, không để dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất trong và sau khi lụt bão xảy ra là tinh thần chỉ đạo của UBND huyện Phú Vang trong công tác phòng chống lụt bão.

Ghi từ vùng xung yếu

Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, UBND huyện Phú Vang đã chỉ đạo các xã vùng thấp trũng như Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương, Phú Lương, Phú Hồ, Vinh Hà, Vinh Thái… và các xã ven biển: Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên và thị trấn Thuận An,... chuẩn bị phương án sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, vùng sạt lở ven sông, ven biển, ven đầm phá đến nơi an toàn.

Khắc phục sạt lở bờ biển vùng biển huyện Phú Vang

Ông Phạm Tăng Đoàn, Chủ tịch UBND xã Phú Diên, cho biết: “Nỗi lo lớn nhất ở Phú Diên trong mùa mưa bão là vấn đề sạt lở bờ biển. Hiện nay, bờ biển ở thôn Phương Diên (Phú Diên) bị biển xâm thực, chính quyền và người dân đang khắc phục bằng cách thả rọ đá xuống khu vực bị xâm thực để tránh xói lở. Khi mưa bão đến, chính quyền địa phương sẽ sơ tán ngay những hộ dân sống gần khu vực bị biển xâm thực để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho họ”.

Cùng nỗi lo như Phú Diên là xã Phú Thuận, ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, trăn trở: “Năm nào ở thôn Hòa Duân (Phú Thuận) cũng bị biển xâm thực. Muốn tránh biển xâm thực phải xây kè, nhưng ngân sách địa phương không đủ để làm công việc này nên trước mắt, chính quyền và người dân Phú Thuận phải chủ động, sẵn sàng di dời dân khi cần thiết”.

Về các vùng thấp trũng, vùng xung yếu ở huyện Phú Vang, công tác PCLB và TKCN của chính quyền và người dân nơi đây được chuẩn bị khá chu đáo. Ông Hồ Xuân Chung, Bí thư Đảng ủy xã Phú Thanh, cho biết: “Khi lụt bão xảy ra Phú Thanh thường bị cô lập với các vùng xung quanh nên chính quyền và người dân ở đây hết sức quan tâm đến công tác PCLB và TKCN. Phần lớn hộ dân ở các vùng thấp trũng trong xã như Hải Trình, Thanh Đàm đều có ghe thuyền nên có thể kịp thời sơ tán đến vùng cao khi lụt bão xảy ra. Chính quyền địa phương cũng đã phối hợp với các đơn vị vũ trang như Ban chỉ huy quân sự, Công an huyện, biên phòng bố trí canô, tàu thuyền và các phương tiện cứu hộ để trực tiếp thực hiện cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống lụt, bão xảy ra. Ngoài ra, Ban chỉ huy PCLB và TKCN xã còn tổ chức một lực lượng xung kích, túc trực thường xuyên 24/24 giờ tại trụ sở UBND xã để ứng cứu kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra”.

An toàn tuyệt đối cho người dân

Không chỉ xây dựng kế hoạch PCLB và TKCN một cách cụ thể, UBND huyện Phú Vang còn đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi người dân không được chủ quan khi mùa mưa báo diễn ra. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh huyện đảm bảo truyền thanh, phát thanh kịp thời, thường xuyên thông tin diễn biến tình hình bão, lụt và cảnh báo những khu vực xung yếu nguy hiểm khi lụt bão đến để nhân dân chủ động di dời đến nơi an toàn; chỉ đạo Phòng NN&PTNT huyện treo cờ báo hiệu, không cho tàu thuyền ra khơi và gọi tất cả tàu thuyền trên biển, sông, đầm phá và khu vực trú ẩn và neo đậu an toàn. Hướng dẫn nhân dân bảo vệ lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, giống cây trồng vật nuôi. UBND huyện Phú Vang còn đề ra một số biện pháp cụ thể trong công tác PCLB và TKCN như: Công tác di dời ứng phó với từng cấp độ thiên tai; di dời và ứng phó với bão mạnh và siêu bão; di dời và ứng phó với lụt bão, nước dâng; giai đoạn trong thiên tai và giai đoạn sau thiên tai...

Ông La Phúc Thành, Chủ tịch UBND, Trưởng ban PCLB và TKCN huyện Phú Vang, cho biết: UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn căn cứ tình hình, mức độ nguy hiểm của lụt, bão để có kế hoạch di dời các hộ dân ở những vùng xung yếu, thấp trũng, sạt lở, ven sông, ven biển, ven đầm phá, các hộ dân sống trên đầm phá, trong những nhà tạm bợ. Sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế, bắt buộc di dời các hộ dân ra khỏi các vùng xung yếu, thấp trũng, sạt lở, ven biển, ven sông, đầm phá đối với các hộ dân không chấp hành lệnh di dời của tỉnh, huyện, cố ý trì hoãn việc di dời. Những hộ cố tình không chấp hành sẽ bị xử lý hành chính nghiêm túc sau khi lụt, bão xảy ra hoặc đưa ra kiểm điểm trước nhân dân ở từng cụm dân cư”.

Bài, ảnh: Hào Vũ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6: Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi

Cuộc đánh chiếm đảo Cô Lin của kẻ thù vào năm 1988 đã thất bại trước sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ Hải quân. Hình ảnh con tàu HQ 505 huyền thoại bốc cháy thành ngọn lửa quyết tử để giữ được đảo Cô Lin luôn in hằn trong trí nhớ người dân Việt Nam. Cô Lin ngày xưa kiên cường, Cô Lin ngày nay luôn chắc tay súng, thường trực cảnh giác để canh giữ trời biển. Gió biển vẫn mát rượi thổi vào đảo như tình yêu quê hương…

Mang trái tim đất liền đến với Trường Sa - Kỳ 6 Đảo chìm Cô Lin, ngọn lửa quyết tử còn cháy mãi
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Return to top