ClockThứ Hai, 04/02/2013 13:46

Phục dựng nêu ngày tết

TTH.VN - Chiều tối 3/2 (nhằm 23 tháng Chạp), tại Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay, Công ty TNHH Phú Đạt Gia phối hợp với Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, các nhà nghiên cứu văn hóa Huế tổ chức phục dựng lễ dựng nêu ngày Tết.

Cây nêu là một hình ảnh mang tính chất biểu tượng thiêng liêng của người Việt, thường được trồng ngay trước sân nhà mỗi dịp Tết Nguyên đán, theo quan niệm truyền thống: “23 tháng Chạp dựng nêu, mùng 7 tháng Giêng hạ nêu tiễn ông bà về trời”. Trên ngọn cây có treo nhiều vật dụng mang ý nghĩa tâm linh xua đuổi ma quỷ và cầu mong một năm mới tốt lành. Tuy nhiên, hiện nay tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần mai một.


Cây nêu bên dòng Hương

Tục truyền rằng, ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, con người chỉ làm thuê và phải nộp hoa màu cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Con người vì quá khổ cực nên đã cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa.
 
Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương nên hứa cho.
 
Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ...
 
Trung tâm du lịch trải nghiệm Huế xưa - Huế nay nằm ở bãi bồi Đập đá, có hình chiếc nón bài thơ nghiêng xuống dòng Hương. Đây cũng là dịp để Trung tâm giới thiệu và quảng bá những nét đẹp của Tết Huế, Tết dân tộc đến với du khách đến Huế vào dịp này.

Một số hình ảnh buổi lễ phục dựng nêu:


Chuẩn bị bánh chưng, bánh tét cho Tết


Lửa ấm bên nồi luộc bánh


Soạn sửa lễ cúng


Đánh đuổi tà ma


Cây nêu vừa dựng

Đồng Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top