ClockThứ Tư, 11/11/2020 07:45

Phục hồi kinh tế sau thiên tai: Ngân hàng nhập cuộc

TTH - Thống kê thiệt hại sau bão, lụt, xây dựng kế hoạch hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại là những việc đang được hệ thống ngân hàng trên địa bàn đồng loạt triển khai.

Tiếp tục bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sáchGói cho vay trả lương lao động ngừng việc sẽ thực hiện đến hết 31/1/2021Kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo & an sinh xã hội

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ

Hỗ trợ bước đầu

Hơn 2.000 tỷ đồng là con số thiệt hại được thống kê trong các đợt lụt, bão vừa qua. Theo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, toàn tỉnh có gần 500 ha hoa màu thiệt hại trên 70%; gần 900 ha cao su; 1.300 ha rừng, cây ăn quả thiệt hại từ 50 -70%... Thiệt hại về nông, lâm nghiệp đến nay gần 353 tỷ đồng, nhà ở 660 tỷ đồng; chăn nuôi, thủy sản hơn 53 tỷ đồng…

Trước khó khăn của người dân, các ngân hàng trên địa bàn vận động cán bộ, nhân viên, người lao động hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, tổ chức thăm hỏi, động viên đối với các gia đình bị thiệt hại; nhất là các gia đình có thiệt hại về người, hộ nghèo, hộ chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank Huế, đơn vị đã trao 5 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào vùng lũ Thừa Thiên Huế thông qua Ủy ban MTTQVN tỉnh; thăm hỏi động viên một số gia đình bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, các cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại Sở Chỉ huy tiền phương đóng tại xã Phong Xuân huyện Phong Điền.

Vietcombank Huế đã rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại đối với khoản cho vay hiện đang còn dư nợ, đề xuất kịp thời hướng xử lý, tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng sớm ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Thừa Thiên Huế, đến 30/10, ngành ngân hàng trên địa bàn đã ủng hộ 12,25 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn do thiên tai.

Giảm lãi suất cho vay đang được các ngân hàng triển khai nhằm hỗ trợ khách hàng

Giải pháp dài hơi

Ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Thừa Thiên Huế thông tin, NHNN đã có chỉ đạo, điều hành các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động nắm sát tình hình mưa, khẩn trương rà soát, thống kê dư nợ vay bị thiệt hại do mưa lũ để kịp thời triển khai việc hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại.

NHNN yêu cầu các TCTD, chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch khẩn trương chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, căn cứ khả năng tài chính xem xét miễn, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ.

Các TCTD hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay theo quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo đó, các ngân hàng đã đồng loạt triển khai khảo sát sơ bộ thiệt hại ban đầu của khách hàng. Qua rà soát bước đầu của các chi nhánh, TCTD trên địa bàn, dư nợ bị thiệt hại do ảnh hưởng bão lụt của khách hàng là 208,9 tỷ đồng với 1.826 khách hàng bị ảnh hưởng, trong đó có 35 doanh nghiệp. Các chi nhánh, TCTD đã cho vay mới khôi phục sản xuất 1 khách hàng, với số tiền là 590 triệu đồng để khôi phục sản xuất; cơ cấu lại nợ cho 178 khách hàng, dư nợ được cơ cấu là 2,84 tỷ đồng.

Là một trong những ngân hàng tập trung cho vay vốn phát triển sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Agribank Thừa Thiên Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đánh giá thiệt hại ban đầu của khách hàng để có hướng hỗ trợ khắc phục.

Theo đại diện ngân hàng này, đơn vị đang triển khai đánh giá thiệt hại sơ bộ theo từng địa bàn làm cơ sở đánh giá thiệt hại từng khách hàng, tùy vào các chương trình vay vốn triển khai sẽ có những đề xuất cụ thể với Agribank có những hướng hỗ trợ như gia hạn nợ, khoanh nợ, cho vay bổ sung để khắc phục thiệt hại, khôi phục kinh tế.

Các ngân hàng còn lại cũng đã triển khai rà soát, bám sát khách hàng để cập nhật tình hình thiệt hại, từ đây có giải pháp hỗ trợ cho người dân.

Ông Văn Đức Thọ, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thừa Thiên Huế thông tin, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã tổng hợp nhu cầu vốn trình Trung ương xem xét bổ sung thêm 90 tỷ đồng và mới được bổ sung được 10 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ đạo các NHCSXH cấp huyện trước mắt tập trung nguốn vốn thu hồi được (nguồn vốn quay vòng) cộng với số vốn Trung ương mới bổ sung (10 tỷ) ưu tiên triển khai cho vay các hộ bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lụt vừa qua để khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Return to top