Thế giới

Phục hồi kinh tế-xã hội tiểu vùng Mekong trong và sau dịch COVID-19

ClockThứ Ba, 03/08/2021 16:03
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, ưu tiên hàng đầu của MUSP là ứng phó hiệu quả đối với dịch bệnh, bảo đảm tiếp cận vaccine kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Ngoại trưởng Mỹ hội đàm trực tuyến với các quan chức ASEANChính thức khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54

Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Ngày 3/8, nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác Mekong-Mỹ (MUSP) lần thứ hai theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đồng chủ trì, cùng sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc tiểu vùng Mekong gồm Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN.

Hội nghị đánh dấu một năm Hợp tác sáng kiến hạ nguồn Mekong (LMI) được nâng cấp lên Quan hệ đối tác nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác và đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bền vững khu vực, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tiểu vùng Mekong trong và sau đại dịch COVID-19.

Các bộ trưởng đánh giá cao sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các nước Mekong trong cuộc chiến chống COVID-19, ghi nhận những kết quả mà MUSP đạt được trong các lĩnh vực hợp tác như quản lý bền vững nguồn nước, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng cơ sở, và kết nối khu vực.

Về định hướng hợp tác giai đoạn tới, các bộ trưởng nhận định, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, ưu tiên hàng đầu là ứng phó hiệu quả đối với dịch bệnh, bảo đảm tiếp cận vaccine kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Đồng thời, MUSP cần tích cực đóng góp và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thịnh vượng tại khu vực; hỗ trợ việc triển khai các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, Khung phục hồi tổng thể ASEAN; thu hẹp khoảng cách phát triển; tăng cường gắn kết với các khuôn khổ hợp tác Mekong hiện có như Ủy hội sông Mekong (MRC) và Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS).

Các bộ trưởng đã nhất trí thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2023, trong đó ưu tiên triển khai các chương trình, dự án thuộc nhiều lĩnh vực.

Về liên kết kinh tế là xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao; tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư, giao thông; năng lượng sạch và tái tạo; phát triển nông nghiệp; hỗ trợ các các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy các liên kết sản xuất và chuỗi cung ứng tiểu vùng; và phát triển cơ sở hạ tầng số và nền kinh tế số.

Về quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là phối hợp hiệu quả, khoa học trong quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tại lưu vực sông Mekong; tăng cường vai trò của Ủy hội sông Mekong (MRC); nâng cao năng lực của các nước Mekong trong bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung về nguồn nước sông Mekong.

Về an ninh phi truyền thống là thúc đẩy hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia; an ninh y tế, an ninh mạng; hỗ trợ nhân đạo; và tăng cường khả năng ứng phó trước thảm họa, thiên tai.

Về phát triển nguồn nhân lực là hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục; đào tạo nghề; trao quyền cho phụ nữ và thanh niên; bình đẳng giới; và tăng cường hợp tác đại học, đào tạo nghề và các chương trình trao đổi sinh viên.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam coi trọng tăng cường hợp tác với các đối tác vì sự phát triển bền vững của tiểu vùng sông Mekong; hoan nghênh MUSP tích cực hỗ trợ các nước Mekong ứng phó với đại dịch, thúc đẩy phát triển bền vững và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu là những vấn đề cấp bách, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững và bao trùm của tiểu vùng Mekong, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực hợp tác của các nước Mekong, ASEAN và các đối tác.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh 4 nhóm giải pháp. Đó là, nhanh chóng triển khai chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đẩy mạnh hợp tác về chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối vaccine chất lượng cao và tăng cường hệ thống y tế công cộng nhằm nâng cao năng lực ứng phó các thách thức về y tế.

Cùng với đó, nâng cao khả năng ứng phó và thích ứng của lưu vực sông Mekong trước biến đổi khí hậu và tăng cường hợp tác quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới.

Đồng thời, mở rộng hợp tác về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế số, năng lượng sạch và tái tạo; khuyến khích mô hình hợp tác ba, bốn bên.

Một nhóm giải pháp nữa theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn là đề xuất Chương trình lãnh đạo cấp cao Mekong-Mỹ nhằm tăng cường đối thoại, tư vấn chính sách phục vụ phát triển bền vững tại khu vực Mekong.

Phát biểu của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được bộ trưởng ngoại giao các nước đánh giá cao; các sáng kiến, đề xuất của Việt Nam được các nước hoan nghênh và được thể hiện trong văn kiện của Hội nghị./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Đề xuất giải pháp hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội

Tại hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội diễn ra ngày 16/3, Bộ Xây dựng đã kiến nghị nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024.

Đề xuất giải pháp hoàn thành 130 000 căn nhà ở xã hội
Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ

Trong tuần này, Philippines đã nhận được các cam kết đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD từ các công ty Đức và Mỹ vào các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Đây có thể được xem là những chiến thắng lớn cho đất nước khi cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực về vốn nước ngoài.

Philippines nhận được cam kết đầu tư 5 tỷ USD từ các công ty Đức, Mỹ
Return to top